5 Nguyên Nhân Khiến Bơm Thủy Lực Không Lên áp | CNSG

5 Nguyên Nhân Khiến Bơm Thủy Lực Không Lên áp | CNSG

5 nguyên nhân khiến bơm thủy lực không lên áp

Ngày đăng: 15/04/2024

Bơm thủy lực đóng vai trò rất quan trọng trong hệ thống, tuy nhiên sau quá trình sử dụng bơm thủy lực không lên áp là vấn đề khiến nhiều người dùng lo lắng. 

Bơm thủy lực đóng vai trò rất quan trọng trong hệ thống, tuy nhiên sau quá trình sử dụng bơm thủy lực không lên áp là vấn đề khiến nhiều người dùng lo lắng. 

Dưới đây CNSG sẽ chia sẻ 5 nguyên nhân khiến bơm thủy lực không lên áp và cách khắc phục, cùng theo dõi nhé!

Bơm thủy lực không lên áp là lỗi gì?

Bơm thủy lực trong hệ thống
Bơm thủy lực trong hệ thống
  • Bơm thủy lực được ví là trung tâm của hệ thống. Nó hút dầu, chất lỏng thủy lực từ bể chứa và đẩy đi vào đường ống để cung cấp cho các thiết bị liên quan khác trong hệ thống hoạt động. Chính vì thế mà 1 bơm khỏe, hoạt động ổn định sẽ giúp hệ thống hoặc trạm nguồn làm việc đạt hiệu quả.
  • Dù là bơm bánh răng,bơm cánh gạt hay bơm piston thì cũng thường mắc chung lỗi đó là sau 1 thời gian dài làm việc bơm không đủ áp, bơm không lên áp. Điều này khiến không ít khách hàng lo lắng.
  • Bơm thủy lực trong các hệ thống đều hoạt động dựa trên nguyên lý chung là: Sự tăng giảm thể tích tương ứng với sự tăng giảm áp suất trong khoang hút, khoang đẩy. Và bất kỳ sự rò rỉ nào trong bơm cũng dẫn đến tình trạng mất áp suất. Đối với mỗi loại bơm thì sự hoạt động sẽ không giống nhau như bơm lá thì nhờ vào cánh gạt, bơm piston nhờ xi lanh bên trong, còn bơm bánh răng nhờ vào sự ăn khớp 2 cặp bánh răng.
  • Bơm bánh răng và bơm piston được xếp vào nhóm bơm thể tích vì tạo áp lực và lưu lượng nhờ vào sự thay đổi thể tích.
  • Cụ thể, ở bơm bánh răng khi ra khớp thì thể tích bơm tăng thì áp lực giảm, khi vào khớp thì thể tích bơm lại giảm và áp lực tăng. Còn bơm piston, các piston trong xi lanh chuyển động tịnh tiến trong phạm vi của xi lanh để tăng giảm thể tích, kéo theo tăng giảm áp.
  • Dựa trên nguyên lý này mà hệ thống thủy lực có thể nâng hạ vật siêu trường, siêu trọng, đóng mở cửa đập thủy điện… Bên cạnh đó, điều không tránh khỏi đó là tụt áp hay còn gọi là mất áp suất.

[ MẸO] Cách lắp đặt thùng dầu thủy lực CHUẨN NHẤT

Lọc gió xe nâng là gì? Khi nào cần thay thế?

Nguyên nhân bơm thủy lực không lên áp

Nếu người dùng gặp trường hợp hệ thống không hoạt động được do bơm thủy lực không lên áp, có thể nghĩ ngay đến 1 trong 5 nguyên nhân xuất phát như sau:

Bị mòn bề mặt

Bị mòn bề mặt khiến bơm thủy lực không lên áp
Bị mòn bề mặt khiến bơm thủy lực không lên áp
  • Mòn bề mặt là 1 trong những nguyên nhân chính do chuyên viên kỹ thuật nhận định khiến bơm dầu không lên áp như yêu cầu. 
  • Mặc dù các bơm thủy lực trên thị trường hiện nay đều được các hãng lựa chọn với loại vật liệu tốt, cứng cáp nhưng trong quá trình hoạt động không tránh khỏi ma sát. Và thời gian dùng lâu ngày, nó sẽ sinh ra tình trạng rò rỉ lưu chất.
  • Ví dụ đối với bơm bánh răng: Khi hoạt động bơm bánh răng bị ma sát liên tục khiến các đỉnh các bơm bị mòn nên khi ăn khớp với nhau nó không còn kín khít. Tùy thuộc vào tình trạng ăn mòn ít hay nhiều mà áp suất bơm sẽ giảm nhiều hay ít.
  • Vì vậy mà các nhà nghiên cứu đã thiết kế 1 khe hở sao cho đỉnh răng và thân bơm tạo nên 1 cung tròn rộng. Mục đích của khe hở này là để chất lỏng ở rãnh răng thông với khoang hút. Nó sẽ giúp giảm mòn đỉnh răng tuy nhiên nó lại gây giảm hiệu suất của bơm. Nhưng sau 1 thời gian làm việc với cường độ cao thì chắc chắn việc mòn đỉnh răng sẽ xảy ra khiến làm kín giữa 2 khoang không như lúc đầu và bơm bị tụt áp.
  • Với bơm piston thì trong cấu tạo của nó giữa block xi lanh và đĩa phân phối sẽ có khe hở, gọi là nêm dầu. Lớp dầu này phải luôn được duy trì 1 giá trị để đảm bảo không có sự ma sát giữa block xi lanh và đĩa phân phối. Nếu lớp dầu này được giữ nguyên thì không bị tụt áp suất, bơm hoạt động rất tốt, không gặp vấn đề bơm thủy lực không lên áp. Tuy nhiên, khi tốc độ quay của 2 bộ phận này quá cao thì lực quán tính lớn và sinh ra lực trượt làm nêm dầu không còn giữ như ban đầu và ma sát sinh ra làm rò rỉ.
  • Đối với những bơm piston hướng trục thì khách hàng cần để ý tới nhiệt độ. Tính chất của dầu đó là nhiệt cao thì độ nhớt giảm. Hệ thống làm việc với lưu lượng lớn, áp cao trong khoảng thời gian dài liên tục thì nhiệt độ dầu sẽ tăng cao.Và nó kéo theo sự liên kết của của phần tử chất lỏng của nêm dầu bị phá hủy. Khả năng làm kín không còn được bảo đảm và bơm bị tụt hoặc mất áp.

Rò rỉ bơm

Rò rỉ bơm khiến bơm thủy lực không lên áp
Rò rỉ bơm khiến bơm thủy lực không lên áp
  • Nguyên nhân gây rò rỉ bơm dẫn đến vấn đề bơm thủy lực không lên áp có thể là do lắp đặt bơm sai cách, sử dụng bơm quá lâu, lắp ngược mặt bích, gioăng phớt bị rách hoặc xước, các thành phần và chi tiết trong bơm bị ăn mòn. Chất lượng của bơm là 1 yếu  tố tác động đến sự rò rỉ.
  • Bơm của các hãng sản xuất nổi tiếng đến từ Hàn Quốc, Nhật Bản, Đức có chất lượng cao. Không chỉ ở vật liệu sản xuất mà các chi tiết, thiết bị đều được đảm bảo tiêu chuẩn nghiêm ngặt.
  • Các bơm bãi, bơm cũ, hàng giả mạo, hàng nhái sẽ có chất lượng kém, mau hỏng hóc đặc biệt là gioăng phớt nên khách cần cẩn thận. Đối với bơm bánh răng, lắp gioăng phớt ở mặt bích nếu để ý kỹ thì ta sẽ thấy bộ gioăng gồm 1 phớt số 3 và 1 tăng gân cứng. Tiến hành lắp phải đảm bảo đúng thứ tự, nếu có sai sót sẽ gây rò rỉ ngay.
  • Để đảm bảo không có sự rò rỉ nào, các thành phần khác như: đường ống dẫn dầu, van… cũng cần được kiểm tra thường xuyên.

Các cửa đường ống hút và bộ lọc

Trong tất cả các hệ thống thủy lực, việc bố trí lắp đặt bộ lọc tại các đường ống hút dầu là điều cần thiết để giữ lại các tạp chất. Tuy nhiên, sau 1 thời gian làm việc, thiết bị này cần được vệ sinh để tránh tắc nghẽn tại lưới lọc khiến lượng dầu không được cung cấp đủ, không điền đầy vào ống hút. Và chắc chắn, bơm thủy lực không lên áp và lưu lượng như thiết kế.

Không những vậy, nó còn gây ra hiện tượng bơm rung mạnh, xâm thực, kêu lớn do hút nhiều không khí. Trường hợp có thêm ma sát sinh nhiệt, bơm sẽ nhanh chóng hỏng hơn.

Vì thế mà khi dùng lọc, khách hàng nên kiểm tra và vệ sinh định kỳ để có thể phòng tránh.

Van an toàn không lên áp

Van an toàn không lên áp
Van an toàn không lên áp

Trong hệ thống thủy lực, van an toàn đóng vai trò là một thiết bị bảo vệ khi nó giữ áp suất luôn luôn ở phạm vi cho phép. 

Cài đặt áp suất phù hợp là 1 công việc rất quan trọng sao cho áp này cao hơn áp làm việc để hạn chế tối đa vấn đề khiến bơm thủy lực không lên áp.

 Bởi vì van hoạt động khi áp suất hệ thống tăng cao hơn mức cài đặt, van sẽ mở để dòng chất chảy về thùng chứa làm hạ áp cho đến khi về lại bình thường. Nên áp cài đặt bằng hoặc thấp hơn áp làm việc thì sẽ không có tác dụng và nó gây ra tình trạng tụt áp cho bơm. Người dùng cần xem xét và tiến hành cài đặt cho phù hợp.

Hệ thống bẩn

  • Tất cả các thiết bị của hệ thống trước khi được đưa vào sử dụng đều phải được làm vệ sinh sạch sẽ. Những tạp chất như: Bụi, hạt kim loại, sợi ba dớ, đất cát, … đều có thể bị rơi vào trong quá trình lắp đặt, vận chuyển hoặc là sản phẩm của quá trình oxi hóa.
  • Chúng không chỉ vô tình gây trầy xước chi tiết bơm mà còn có thể theo dòng dầu đi đến nhiều thiết bị khác trong hệ thống. Trong quá trình này, trục bơm sẽ quay với tốc độ cao, kết hợp với áp suất bơm lớn thì những hạt tạp chất này sẽ gây ra tình trạng nặng nề hơn. Thời gian lâu dài, các vết xước sâu sẽ làm rò rỉ. Bơm sẽ yếu và không cung cấp đủ áp yêu cầu.
  • Để có thể nâng cao chất lượng của dầu, người dùng có thể sử dụng các thiết bị lọc dầu, giúp hạn chế tối đa, khắc phục nguyên nhân khiến bơm thủy lực không lên áp. 
  • Kích thước của lỗ lọc sẽ quyết định đến độ sạch của dầu hay không. Mỗi lõi lọc sẽ thích hợp cho một loại dầu và hệ thống nhất định.

Câu hỏi thường gặp

  1. 5 nguyên nhân chính khiến bơm thủy lực không lên áp là gì?

5 nguyên nhân chính khiến bơm thủy lực không lên áp là: Bị mòn bề mặt, rò rỉ bơm, do các cửa đường ống hút và bộ lọc, do van an toàn không lên áp, do hệ thống bẩn.

2. Khi phát hiện bơm thủy lực không lên áp cần giải quyết như thế nào?

– Kiểm tra lại nguồn điện và đảm bảo nó hoạt động bình thường.
– Kiểm tra van tiếp xúc áp suất và van tiếp xúc dầu để đảm bảo chúng không bị kẹt.
– Kiểm tra các bộ phận bơm thủy lực để xem có bị hỏng hay không và thay thế nếu cần.
– Xem xét xả khí trong hệ thống bằng cách mở van xả khí và đảm bảo không có khí bị kẹt.
– Kiểm tra các bộ phận ống dẫn dầu để xem có bị nghẹt hoặc rò rỉ không và sửa chữa hoặc thay thế nếu cần.
– Nếu vẫn không giải quyết được, hãy liên hệ với chuyên gia kỹ thuật hoặc nhà sản xuất để được tư vấn và sửa chữa.

Logo Công ty TNHH Công nghiệp Sài Gòn

Được thành lập từ năm 2010, Công ty TNHH Công Nghiệp Sài Gòn (CNSG) đã có nhiều năm kinh nghiệm trong nghành công nghiệp thiết bị nâng hạ, là đối tác của các doanh nghiệp và tập đoàn lớn trong nước như: Vingroup, Viettel,.., Các sản phẩm và dịch vụ của chúng tôi được ủy quyền và nhập khẩu trực tiếp từ các nhà máy sản xuất nên có mức giá cực kỳ ưu đãi dành cho khách hàng.