Thùng dầu thủy lực với vai trò quan trọng trong hệ thống là nơi chứa dầu và giải nhiệt cho dầu thủy lực. Tuy nhiên, việc lắp đặt thùng dầu thủy lực sao cho khoa học, đúng cách vẫn chưa được biết đến rộng rãi. 

Trong bài viết này CNSG sẽ “mách nhỏ” những mẹo để lắp đặt thùng dầu thủy lực cực chuẩn cho người dùng tham khảo. 

Hydro Energy Group labour hydro rigging workman GIF

Thùng dầu thủy lực là gì?

Thùng dầu thủy lực là gì
Thùng dầu thủy lực là gì

Trong các hệ thống thủy lực hoặc phạm vi trong trạm nguồn thủy lực, nếu chúng ta chú ý quan sát kỹ sẽ thấy 1 thiết bị có dạng hình hộp chữ nhật, kích thước lớn. Đó chính là thiết bị thủy lực được gọi là thùng dầu thủy lực. 

Thiết bị thùng dầu thủy lực này được làm hoàn toàn bằng kim loại, được gia công tỉ mỉ nhằm đảm bảo độ kín khít. Màu sắc đa dạng có thể là đen, xám, xanh hoặc bạc…

Kích thước và dung tích của thùng dầu thủy lực sẽ phụ thuộc hoàn toàn vào đặc điểm và công suất của từng hệ thống. Nhiệm vụ cơ bản của nó là chứa và lưu trữ lượng dầu đủ để hệ thống làm việc. 

Chức năng thùng dầu thủy lực

  • Chức năng chính của thùng dầu thủy lực đó là nơi chứa lượng dầu đủ để cung cấp cho toàn bộ hệ thống hoạt động. 
  •  Là nơi giúp giải nhiệt dầu thủy lực khi dầu thủy lực bị nóng lên sau khi kết thúc 1 chu trình làm việc.
  •  Thùng dầu thủy lực này còn giúp phân tách không khí có trong dầu nhằm đảm bảo chất lượng dầu luôn ở mức cao nhất cho các thiết bị làm việc.
  •  Thùng dầu còn là nơi chứa những tạp chất có trong dầu và được lắng đọng chúng xuống đáy như: Hạt kim loại, sợi ni lông, đất cát, ba vía sắt…
  •  Đối với trạm nguồn thì thùng dầu thủy lực còn là nơi để gá, gắn các thiết bị khác lên trên như: Bơm dầu, các loại van dầu điều khiển, động cơ thủy lực, đồng hồ đo áp suất… sao cho vừa đơn giản, nhỏ gọn và khoa học.

Cấu tạo thùng dầu thủy lực

Vị trí thùng chứa dầu thủy lực trong hệ thống
Vị trí thùng chứa dầu thủy lực trong hệ thống

Chân đế

Bốn chân đế sẽ được gắn ở dưới đáy của thùng dầu thủy lực với mục đích để tạo khoảng cách giữa thùng và mặt phẳng nền. 

Việc thiết kế thêm chân đế này nhằm mục đích hạn chế những vấn đề nếu mặt đáy của thùng dầu thủy lực tiếp xúc với nền đất trực tiếp thì hơi nước ở đất sẽ ngưng tụ lại ở bề mặt đáy và đẩy nhanh quá trình oxi hóa, hoen gỉ.

[ NÊN XEM] thông tin về van điện từ
Cấu tạo hộp số xe nâng – Nguyên nhân gây nóng

Lọc gió xe nâng là gì? Khi nào cần thay thế?

Thước thăm dầu

Tên gọi khác của thước thăm dầu này chính là thước nhớt. Đây là 1 phụ kiện quan trọng hỗ trợ giúp người dùng có thể theo dõi được lượng dầu có trong thùng chứa.

Nhờ có thước thăm dầu hiển thị thông số giúp người dùng dễ dàng thực hiện kiểm tra và châm thêm nếu mức dầu dưới quy định hay quan sát nhận biết dầu còn hạn sử dụng hay không.

Dầu thường được sử dụng ở nước ta trong các thiết bị thùng dầu thủy lực thông thường là 46, 68. Ngoài ra, trong 1 số hệ thống đặc biệt có thể dùng dầu thủy lực phân hủy sinh học, dầu chống cháy, …

Nắp và lọc dầu

Thông thường trong hệ thống người ta sẽ sử dụng các nắp có gắn lọc dầu để vừa có thể rót dầu vào thùng chứa vừa có thể loại bỏ những tạp chất có kích thước lớn.

Vú dầu

Đây là 1 chi tiết thực hiện tháo để xả dầu thải ra bên ngoài hoặc để thau rửa thùng dầu khi vệ sinh định kỳ.

Các loại thùng dầu thủy lực

Theo chất liệu

Inox

thùng dầu thủy lực inox
thùng dầu thủy lực inox

Đây chính là  chất liệu hàng đầu để sản xuất thùng dầu thủy lực nói riêng và các thiết bị, phụ kiện thủy lực nói chung. Ưu điểm của chất liệu inox là nó có khả năng chống ăn mòn và chống oxi hóa tuyệt vời. Bên cạnh đó, inox còn chắc chắn, cứng cáp. Bề mặt vật liệu inox bóng mịn, vừa đạt tính thẩm mỹ cao vừa chống bám bụi tốt. 

Sắt

Thùng dầu thủy lực được làm bằng sắt sẽ có giá thành rẻ hơn so với thùng inox. Thích hợp cho những công việc, môi trường có nhiệt độ thường và không có tính ăn mòn, độ bền chỉ ở mức trung bình.

Theo dung tích

Chia thùng dầu thủy lực theo dung tích là cách thức đơn giản được rất nhiều khách hàng áp dụng. 

Trên thị trường hiện nay, tại các công ty hay đại lý luôn có sẵn các loại thùng dầu nhỏ từ: 40 lít, 50 lít, 60 lít, 80 lít hoặc các loại có dung tích trung bình từ 100 lít, 120 lít, 150 lít, 200 lít, 300 lít, 400 lít. Với những thùng dầu thủy lực loại lớn có dung tích từ 500 lít, 1000 lít, 15000 lít thường sẽ được đặt hàng gia công riêng sao cho phù hợp với nhu cầu.

Cách tính kích thước thùng dầu

Thể tích dầu chứa trong thùng dầu thủy lực sẽ là thể tích dầu của toàn bộ hệ thống. Nó bao gồm cả khi hệ thống ở trạng thái xi lanh tiến hết hoặc khi nghỉ.

Và để tính được thể tích đó, chúng ta cần tìm hiểu thêm các thông số liên quan như:

  •  Kích thước không gian: Chính là không gian cho phép để đặt thùng dầu, từ đó lên được phương áp lắp thiết bị bơm chính xác.
  •  Nhiệt độ dầu: Chính là nhiệt độ khi vận hành, từ đó có thể đánh giá khả năng tự giải nhiệt của thùng.
  •  Mức dầu tối thiểu: Tất cả các hệ thống đều cần có mức dầu tối thiểu để tránh sự cố đường hút bị lẫn không khí.

Công thức đó là: V = (3-5) x Q (lpm) x 110%

V được tính bằng đơn vị lít. Thể tích của thùng phải hấp 3-5 lần lưu lượng của bơm thủy lực trong 1 phút làm việc và cộng thêm 10% thể tích của không khí khi giãn nở.

Những lưu ý khi thiết kế thùng dầu

Sau khi xác định được nhiệm vụ cụ thể của thùng dầu cũng như xác định chính xác được các kích thước của thùng thì việc cần làm tiếp theo đó là tiến hành thiết kế, gia công thùng dầu. Và khi đó, không thể bỏ qua những lưu ý sau:

  •  Nếu cùng 1 thể tích dầu chứa, so sánh giữa thùng dầu thấp rộng và thùng dầu thiết kế cao, hẹp thì thùng chứa cao và hẹp có khả năng hạn chế ảnh hưởng đường hút dầu của bơm thủy lực.
  •  Giữa đường dầu hồi về thùng và đường hút nên thiết kế lắp đặt thêm 1 tấm vách có độ cao khoảng ¾ mức dầu cao nhất trong bể. Đường thông ở góc vách ngăn sẽ giúp cân bằng mức dầu ở trong thùng. Chức năng của tấm vách là tăng khả năng làm mát từ đó hỗ trợ việc luân chuyển dòng dầu tốt hơn. Nó còn giúp tránh đi vào đường hút dầu, giữ các hạt tạp chất bẩn, hạn chế tình trạng trộn khí vào dầu ở đường hồi về thùng.
  •  Nắp thùng dầu phải được bố trí thuận tiện, khoa học và hợp lý sao cho việc quan sát dầu ở bên trong và tháo lắp để vệ sinh định kỳ thùng chứa.
  • Những loại nắp được sử dụng đó là: nắp có lõi lọc đi kèm. Kích thước của nó phải đủ lớn để giúp lượng khí thoát nhanh hơn, lưới lọc 5 micron giúp loại bỏ được những tạp chất gây hại. Bên cạnh đó phải tính toán đến những phụ kiện đi kèm: thước nhớt, lọc dầu, van tháo cạn…
  •  Vị trí đặt đường dầu hút từ thùng đến bơm phải đặt trên đáy bơm. Điều này sẽ tránh được việc bơm hút các tạp chất đang lắng đọng ở đáy. Những đường dầu hồi phải được đặt ở đỉnh thùng dầu và ống nối đủ dài để chạm đến mức dầu tối thiểu của thùng để tránh dòng khí ở trong thùng đi ngược ra ngoài.
  • Đối với những thùng dầu có kích thước đặc biệt với thể tích lớn thì ngoài thiết kế thông thường còn phải lắp các móc để có thể cẩu khi di chuyển lắp đặt thùng.
Logo Công ty TNHH Công nghiệp Sài Gòn

Được thành lập từ năm 2010, Công ty TNHH Công Nghiệp Sài Gòn (CNSG) đã có nhiều năm kinh nghiệm trong nghành công nghiệp thiết bị nâng hạ, là đối tác của các doanh nghiệp và tập đoàn lớn trong nước như: Vingroup, Viettel,.., Các sản phẩm và dịch vụ của chúng tôi được ủy quyền và nhập khẩu trực tiếp từ các nhà máy sản xuất nên có mức giá cực kỳ ưu đãi dành cho khách hàng.