Khi tìm hiểu về các loại động cơ của xe nâng, nhiều người thắc mắc rằng dung tích xi lanh là gì? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp các kiến thức về câu hỏi này.
Nếu để ý bạn sẽ nhận thấy rằng các dòng xe có khối lượng dung dịch hoặc khí xi lanh khác nhau thì dung tích xi lanh cũng có sự khác nhau. Vậy dung tích xi lanh là gì, cách tính như thế nào? Cùng CNSG đi khám phá những thắc mắc này nhé!
Tìm hiểu dung tích xi lanh là gì?
Xi lanh là không gian để piston di chuyển, giúp chuyển đổi áp suất từ chất lỏng thành động năng, từ đó giúp xe nâng di chuyển hoặc nâng hạ hàng hóa một cách dễ dàng. Một thiết bị xe nâng sẽ được cấu tạo từ nhiều xi lanh khác nhau và thể tích tổng của các xi lanh này sẽ được gọi là dung tích xi lanh.
Vậy, dung tích xi lanh là gì? Định nghĩa dễ hiểu nhất về dung tích xi lanh là thể tích mà các piston di chuyển bên trong xi lanh của động cơ. Hoặc có thể hiểu là thể tích được giới hạn bởi thành xi lanh và các vị trí điểm chết trên (ĐCT), điểm chết dưới (ĐCD) của piston.
Dung tích xi lanh thường được ký hiệu dưới dạng số thập phân ở trên vỏ xe, chẳng hạn như 1.5, 2.0 hay 2.5,... Ngoài ra, ở một vài phương tiện, chúng còn được ký hiệu dưới dạng I4, V8 hay W12. Trong đó, I có thể hiểu là xi lanh xếp thẳng hàng, V là xilanh xếp theo hình chữ V và W là xilanh xếp theo hình tương ứng. Còn 4, 8 hay 12 là con số chỉ số lượng của xilanh có trong xe.
Dung tích này được tính theo đơn vị lít (L) hoặc centimet khối (cc/cm3, trong đó, 1.000 cm3 = 1L).
Bạn cũng có thể gọi thuật ngữ này với nhiều cách gọi khác như thể tích công tác, thể tích làm việc của xilanh, thể tích động cơ,...

Giải đáp thắc mắc dung tích xi lanh là gì?
Vai trò của dung tích xi lanh là gì?
Nhiều người mua thường truyền tai nhau rằng cần để ý đến dung tích xi lanh trước khi mua xe. Vậy vai trò của dung tích xi lanh là gì?
Thể tích công tác là thông số ảnh hưởng đến sức mạnh của động cơ, giúp người sử dụng biết được độ lớn của động cơ. Cụ thể, thông số này càng lớn thì nhiên liệu được chứa càng nhiều. Từ đó tạo ra công suất mạnh mẽ và lực kéo lớn cho xe, giúp động cơ của thiết bị hoạt động càng khỏe. Tuy nhiên điều này cũng làm việc tiêu thụ nhiên liệu diễn ra tốn kém hơn.
Do đó, người sử dụng cần cân nhắc giữa dung tích xi lanh và hiệu suất nhiên liệu khi chọn mua thiết bị.

Thể tích động cơ ảnh hưởng đến công suất và lực kéo của xe
Công thức tính dung tích xi lanh chuẩn nhất
Để tính thể tích làm việc của xi lanh và xác định chúng có phù hợp với nhu cầu sử dụng của bản thân hay không, bạn có thể áp dụng công thức sau:
Vh = π*D2 /4*S
Trong đó, Vh là kí hiệu của thể tích động cơ, D là đường kính của xi lanh. S là hành trình của xilanh được xác định giữa điểm chết trên (DCT) và điểm chết dưới (DCD).
Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng những công thức khác như:
Thể tích xi lanh = Thể tích công tác của xi-lanh + Thể tích buồng cháy của xi-lanh.
Thể tích làm việc của động cơ = thể tích công tác của xi-lanh * số xi-lanh có trong động cơ.

3 công thức tính thể tích làm việc của xi lanh
Cách chọn dung tích xi lanh phù hợp
Hiện nay đối với mỗi dòng xe nâng khác nhau sẽ có dung tích xi lanh khác nhau. Vậy tiêu chí khi chọn mua xe nâng dựa trên dung tích xi lanh là gì? Cùng tìm hiểu nhé:
Dựa theo tải trọng nâng
Dung tích xi lanh sẽ ảnh hưởng đến tải trọng và hiệu suất làm việc của xe nâng. Do đó, để chọn mua thể tích động cơ phù hợp, bạn có thể căn cứ vào tải trọng nâng, chẳng hạn:
-
Nếu trọng tải nâng dao động từ 1 - 2,5 tấn, nên chọn xi lanh có dung tích 500 - 1.800cc.
-
Nếu tải trọng nâng là 2.5 - 5 tấn, ưu tiên dung tích xi lanh từ 2.000 - 3.500cc.
-
Nếu tải trọng nâng từ 5 - 10 tấn, dung tích xi lanh cũng phải từ 3.500 - 6.000cc.
-
Đối với những loại xe có tải trọng nâng trên 10 tấn thì dung tích xi lanh cũng cần trên 6.000cc.
Dựa theo môi trường làm việc
Việc lựa chọn dung tích xi lanh dựa trên môi trường làm việc cũng là kinh nghiệm được nhiều người lựa chọn, cụ thể:
-
Đối với xe nâng điện hoạt động trong môi trường kín, không khí sạch thì nên sử dụng xi lanh với dung tích nhỏ.
-
Đối với xe nâng gas/xăng sử dụng trong kho hàng vừa hoặc nhỏ thì nên ưu tiên dung tích xe lanh từ 500 - 2.500cc.
-
Đối với xe nâng dầu diesel hoạt động trong các môi trường ngoài trời và làm việc nặng thì nên lựa chọn dung tích xi lanh lớn từ 2.000cc trở lên.
Dựa trên sản phẩm cần nâng hạ
Ngoài ra, người sử dụng cũng có thể dựa trên loại sản phẩm để lựa chọn xe nâng với thể tích động cơ thích hợp, ví dụ như:
-
Nếu sản phẩm chủ yếu thuộc kho hàng, nhà máy thực phẩm thì chọn dung tích dưới 2.000cc.
-
Nếu sản phẩm thuộc về gỗ hoặc vật liệu xây dựng thì ưu tiên dung tích khoảng từ 2.000 - 4.000cc.
-
Nếu cần nâng hạ sản phẩm trong công trường lớn nên lựa chọn dung tích 5.000cc trở lên.
Lời kết
Trên đây là những thông tin do CNSG chia sẻ nhằm giải đáp thắc mắc dung tích xi lanh là gì. Mong rằng qua những chia sẻ này, bạn đọc vừa hiểu rõ hơn về dung tích xi lanh, vừa biết cách tính và cách chọn mua phù hợp.
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
Địa chỉ: Số 4, lô i5, Đ.DD5, P. Tân Hưng Thuận, Quận 12
Hotline: 0987 115 148
Website: https://xenangnhapkhau.com/
Email: Congnghiepsg@gmail.com
Xem thêm các bài viết tương tự:
Cấu tạo ly hợp thủy lực, vai trò và cách dùng hiệu quả
Cảm biến tốc độ động cơ - Tầm quan trọng đối với xe nâng
Cách phục hồi bình ắc quy nước đơn giản, hiệu quả
Hướng dẫn cách đọc các thông số pin lithium chuẩn, chi tiết
Lazang xe nâng là gì? 4 thông tin quan trọng về bộ phận này
Đèn báo lỗi xe nâng: Phát tín hiệu khi nào, khắc phục ra sao?