Kích Thủy Lực Là Gì? Kinh Nghiệm Chọn Mua Kích Thủy Lực | CNSG

Kích Thủy Lực Là Gì? Kinh Nghiệm Chọn Mua Kích Thủy Lực | CNSG

Kích thủy lực là gì? Kinh nghiệm chọn mua kích thủy lực

Ngày đăng: 15/04/2024

Trước đây, việc nâng hạ truyền thống đối với những vật có tải trọng nặng  tốn nhiều sức lực và vô cùng khó khăn, mất nhiều thời gian. Nếu sự cố xảy ra thì sẽ

Trước đây, việc nâng hạ truyền thống đối với những vật có tải trọng nặng  tốn nhiều sức lực và vô cùng khó khăn, mất nhiều thời gian. Nếu sự cố xảy ra thì sẽ mất an toàn, gây ảnh hưởng đến người và vật xung quanh. Vì thế, kích thủy lực đã được con người nghiên cứu, chế tạo thành công.

Vậy kích thủy lực là gì? Được phân loại và ứng dụng ra sao? Làm sao để chọn kích thủy lực đúng với động cơ? CNSG sẽ chia sẻ ngay trong bài viết này. 

Kích thủy lực là gì?

Kích thủy lực là gì
Kích thủy lực là gì
  • Kích thủy lực là thiết bị quan trọng được dùng trong các động cơ nâng hạ, xe nâng hàng như xe nâng cây cảnh, xe nâng tay, xe nâng tay điện,…
  • Chức năng của thiết bị kích thủy lực này dùng để nâng những vật có trọng lượng lớn, khối lượng lớn và kích thước khổng lồ hoặc cồng kềnh mà con người không thể nào thực hiện bằng cơ được. 
  • Bởi lý do sức lực con người có hạn nên để nâng xe hơi, xe container hay những khối kim loại, khối bê tông có trọng lượng từ vài trăm kilogam cho đến tấn, chục tấn, trăm tấn vô cùng khó khăn, thậm chí không thực hiện được.
  • Sử dụng kích thủy lực để nâng hạ chính là một là phương pháp đơn giản nhưng lại mang đến rất nhiều ứng dụng hiệu quả, để con người có thể thực hiện việc nâng hạ một cách an toàn những vật có tải trọng lớn mà trước đây rất khó khăn để thực hiện. 
  • Thiết bị kích thủy lực này ngày càng được dùng nhiều không chỉ trong các nhà máy mà còn có thể bắt gặp tại các gara ô tô, cơ sở phân phối cây cảnh hay các công trình xây dựng cầu đường…
  • Đa phần các kích thủy lực đều được các hãng chú trong trong việc tìm vật liệu. Những vật liệu tốt, chống oxy hóa cao, cứng cáp như: thép, inox luôn được ưu tiên. Từ đó, tăng độ bền bỉ cho thiết bị.
  • Tất cả các kích thủy lực sau khi sử dụng 1 thời gian phải được vệ sinh và bảo dưỡng định kỳ và không quên thường xuyên tra dầu bôi trơn để giảm ma sát.

Xem thêm: Motor thủy lực là gì? Cách chọn motor thủy lực

Cấu tạo của kích thủy lực

Cấu tạo của kích thủy lực
Cấu tạo của kích thủy lực

Kích thủy lực trên thị trường hiện nay có nhiều loại với nhiều chủng loại, kiểu dáng, màu sắc khác nhau nhưng chúng đều có một điểm chung đó là có 4 bộ phận chính:

  • Van: Nhiệm vụ của van đó là đóng mở để cung cấp dòng dầu hoặc ngắt dòng dầu thủy lực đi vào trong ống dẫn. Khi van mở, van sẽ xả dòng dầu làm áp lực mất đi và kéo theo piston hạ. Khi van đóng, phần piston bên trong sẽ được đẩy lên. 
  • Xi lanh thủy lực hay còn được gọi là piston: Đây chính là bộ phận quan trọng đối với các kích thủy lực nâng. Dưới tác động của dầu thủy lực có áp suất, xi lanh thủy lực sẽ nâng đồ vật lên 1 khoảng xác định so với vị trí ban đầu. 
  • Khóa: khóa hỗ trợ giúp đảm bảo dừng việc nâng hạ xi lanh ở vị trí, độ cao mà khách hàng yêu cầu. Nó sẽ đảm bảo an toàn cho người kỹ thuật thao tác vì có khả năng khóa chết kích xi lanh ở độ cao yêu cầu.
  • Bình chứa chất lỏng: Đây là nơi dự trữ và chứa chất lỏng, dầu,…để cung cấp cho xi lanh ép nén nâng vật lên cao. 

Nguyên lý hoạt động của kích thủy lực

Nguyên lý hoạt động của kích thủy lực
Nguyên lý hoạt động của kích thủy lực

Với cơ chế đẩy lên

Trong giai đoạn này, xi lanh thủy lực nén là piston được đánh dấu số 2 sẽ tịnh tiến dần dần về phía dưới một khoảng L1 xác định. Ngay lập tức, van số 3 ở trong kích thủy lực sẽ đóng lại.

Dầu, nhớt là chất lỏng trong bình công tác sẽ đi qua van một chiều số 4, dẫn vào xi lanh. Lúc này, vật tải F2 và piston số 6 sẽ được nâng lên 1 khoảng xác định gọi là L2.

Với cơ chế hạ xuống

Khi piston số 2 là piston nén bắt đầu dịch chuyển dần lên phía trên thì van thủy lực một chiều số 4 sẽ phải đóng lại. 

Mục đích của nguyên lý này là ngăn dòng dầu chảy ngược có thể gây sự cố. Piston số 2 sẽ được hạ xuống sao cho bằng với L2 là khoảng đã nâng lên.

Khi muốn hạ piston số 6 của kích thủy lực cũng như hạ vật tải F2 thì người dùng chỉ cần hạ khóa số 5. Lúc này, bình chứa và xi lanh sẽ thông nhau.

Cơ chế nâng lên hạ xuống của kích thủy lực được ứng dụng rộng rãi dùng trong các loại xe nâng, nhất là xe nâng Nhật Bản, xe nâng Trung Quốc,…

Phân loại xi lanh thủy lực

Các loại kích thủy lực (1)
Các loại kích thủy lực (1)

Theo trọng tải nâng

Việc phân loại kích thủy lực theo tải trọng nâng sẽ là cơ sở giúp khách hàng có thể tìm mua các loại kích dễ dàng hơn. 

Trên thị trường hiện nay dễ dàng tìm mua các loại kích thủy lực loại nhỏ như: kích thủy lực 1 tấn, 2 tấn, 5 tấn, 10 tấn, 20 tấn, 30 tấn, 50 tấn và một số loại kích thủy lực loại lớn như: 100 tấn, 200 tấn, 500 tấn, 1000 tấn,…

Để tránh việc quá tải, thông thường khi chọn mua kích thủy lực nên chọn loại kích có tải trọng làm việc lớn hơn so với tải trọng cần nâng có thể gây hư hỏng và nguy hiểm. Vì khác nhau ở tải trọng nâng nên giá kích thủy lực 2 tấn, 5 tấn, 10 tấn… cũng có sự chênh lệch.

Theo hành trình

Tùy theo đặc điểm, yêu cầu làm việc của từng hệ thống mà khách có chọn những loại kích thủy lực có sẵn từ: 10mm, 25mm, 50mm, 100mm, 150mm hoặc lớn hơn là 200mm, 300mm. 

Hành trình phù hợp sẽ giúp các con đội thủy lực làm việc năng suất, hiệu quả và tránh lãng phí.

Theo cấu tạo

Kích thủy lực lùn
  • Do thiết bị có kích thước nhỏ gọn và chiều cao thấp nên có tên là kích thủy lực lùn. Nhiều nơi, người ta gọi là kích thủy lực mini chuyên dùng cho mục đích nâng hạ vật ở những nơi có không gian nhỏ hẹp.
  • Xi lanh trong kích thủy lực này được thiết kế đặc biệt với các tầng lồng ghép với nhau. Tùy theo model mà sẽ có số tầng dao động từ 1-3.
  • Ưu điểm của kích thủy lực lùn là khả năng làm việc ổn định từ 10 tấn- 200 tấn. Kích được trang bị quai cầm ngang ở thân kích nên rất linh động cho việc di chuyển.
Kích thủy lực rỗng tâm
  • Kích thủy lực rỗng tâm là có lõi rỗng và độ dài xuyên suốt kích. Mặt bích được gắn lên trục.
  • Trong kích có lò xo, chức năng của nó là hồi kích về trạng thái ban đầu.
  • Bên cạnh việc nâng hạ các vật tải trọng nặng thì nó còn kéo vật nặng bằng việc lắp trục vào lõi rỗng.
  • Loại kích thủy lực rỗng tâm này được sử dụng cho rút thép thanh, kéo cáp, kéo các chi tiết máy… phục vụ sản xuất công nghiệp.
  • Kích thủy lực rỗng tâm có kích thước lớn hơn nếu so sánh với các kích khác có cùng tải trọng làm việc. Bởi vì thiết kế phải lớn hơn để có thể bù vào thể tích bị mất do làm rỗng đó.
Kích móc thủy lực
  • Nếu người dùng muốn nâng hạ vật nặng thì sử dụng kích móc.
  • Với thiết kế chân móc, kích chân thủy lực có thể nâng, giữ vật nặng, góc cạnh, có kích thước lớn và gồ ghề, chắc chắn hơn so với các kích thủy lực khác, không bị nghiêng hay lật khi làm việc.
  • Hai lò xo được bố trí 2 bên kích giúp nó khi xả áp hồi về nhanh hơn.
  • Bộ kích thủy lực chỉ hoạt động khi được kết nối với các loại bơm thủy lực, có thể là bơm tay hoặc loại bơm điện.

Theo chiều

Nếu phân chia kích thủy lực theo chiều làm việc, người ta thường chia thành 2 loại đó là:

Kích thủy lực 1 chiều

  • Đây chính là loại kích thủy lực phổ biến nhất hiện nay. Kích thủy lực dài 1 chiều được thiết kế để sử dụng cho việc nâng hạ các vật có tải trọng nặng theo chiều đứng.
  • Nó chỉ hoạt động khi người dùng kết nối với 1 bơm tay hoặc 1 bơm điện có 1 vòi dầu. 
  • Ưu điểm của kích 1 chiều đó là: độ chính xác cao, nâng hạ nhanh chóng khi làm với các thiết bị nặng.

Kích thủy lực 2 chiều

  • Chức năng của kích thủy lực tương tự như với kích 1 chiều. 
  • Để hoạt động, kích này phải kết hợp với bơm điện rời có 2 vòi dầu. Muốn tạo nên 1 hệ thống nâng hạ có kích 2 chiều thì cần phải có bơm dầu 2 chiều trong bộ nguồn. Kích thủy lực nằm ngang thường là kích thủy lực 2 chiều.
  • Kích thủy lực dạng này hoạt động ở cả 2 chiều, đó là chiều ngang và chiều dọc.Ở phần giữa của kích thủy lực này có 1 khoảng trống để chứa lò xo.
  • Điểm khác biệt của kích 2 chiều so với kích 1 chiều đó là có đến 2 đường cấp dầu vào kích. Đường dầu 1 chính là đường dầu ở phía dưới dùng để dẫn dầu bơm vào khoang dưới khi kích nâng vật tải trọng nặng. Đường dầu 2 chính là đường dầu ở trên, làm nhiệm vụ hồi dầu về.
  • Khi chưa có nhu cầu nâng vật, cần thu hạ kích về trạng thái ban đầu thì người ta dùng dầu ở khoang trên ép dầu ở khoang dưới hồi về thùng. Như vậy thì việc thu hồi kích so kích 1 chiều sẽ nhanh hơn và dễ dàng hơn.
  • Với cơ chế lực tác động kép nên kích thủy lực 2 chiều được đánh giá cao khi cho tác động mạnh mẽ hơn với mức nâng vật lên đến hàng trăm tấn.

Ứng dụng của kích thủy lực

Việc kích thủy lực được sử dụng rộng rãi cũng đã chứng minh được vai trò hữu ích của thiết bị đối với đời sống, sản xuất của con người. Những ứng dụng nổi bật của kích thủy lực thường dùng để:

  • Dùng trong các máy móc cơ giới chuyên dụng như xe nâng, máy xúc… phục vụ cho công trường xây dựng.
  • Kích nâng thủy lực dùng để phục vụ cho nâng hạ sửa chữa ô tô – xe máy, cứu hộ ô tô trong các gara.
  • Hỗ trợ để lắp ráp hoặc tháo rời các cụm chi tiết hoặc các vòng bi, puly đai răng, bánh răng.
  • Người ta sẽ dùng kích thủy lực cho việc khai thác khoáng sản, di chuyển ngôi nhà, hỗ trợ thay gối cầu cho công trình trong hầm lò.
  • Kích thủy lực cũng là phụ tùng xe nâng được sử dụng trong các loại xe nâng hàng với các mức tải trọng khác nhau.
Logo Công ty TNHH Công nghiệp Sài Gòn

Được thành lập từ năm 2010, Công ty TNHH Công Nghiệp Sài Gòn (CNSG) đã có nhiều năm kinh nghiệm trong nghành công nghiệp thiết bị nâng hạ, là đối tác của các doanh nghiệp và tập đoàn lớn trong nước như: Vingroup, Viettel,.., Các sản phẩm và dịch vụ của chúng tôi được ủy quyền và nhập khẩu trực tiếp từ các nhà máy sản xuất nên có mức giá cực kỳ ưu đãi dành cho khách hàng.