Sau một thời gian dài sử dụng, máy móc công nghiệp đặc biệt là xe nâng hàng thường sẽ phải trải qua quá trình bảo trì bảo dưỡng định kỳ để phục hồi máy móc và cải thiện năng suất làm việc.

Thời gian bảo dưỡng thông thường là 12 tháng/ 1 lần tùy theo thương hiệu hoặc theo số lần vận hành ví dụ như ở xe điện là sao 1000 lần sạc. Để quý khách có thể hiểu rõ hơn về quy trình bảo dưỡng xe nâng điện CNSG sẽ đưa ra các bước tiến hành trong bài viết này.

quy trình bảo dưỡng xe nâng điện

BẠN MUỐN MUA XE NÂNG ĐIỆN?
THAM KHẢO BẢNG GIÁ VÀ SẢN PHẨM NGAY

Quy trình bảo dưỡng xe nâng điện

Vệ sinh toàn bộ hệ thống

Xe nâng điện sau thời gian dài sử dụng thường gặp phải các tính trạng như bám bụi vào các bo mạch điện tử, xăng và dầu nhớt bị rò rỉ ra các bộ phận, các lớp sơn chống gỉ bị bong tróc dẫn đến gỉ sét, phần bánh lái bị rác cuốn vào có thể gây ra tình trạng kẹt hoặc cháy máy nếu không phát hiện sớm. 

Ngoài ra việc vệ sinh toàn bộ xe có thể giúp phát hiện ra những hư hỏng cần thay thế ở những bộ phận khó phát hiện.

Kiểm tra hệ thống ắc quy

Sau khi đã vệ sinh xong, kế tiếp cần kiểm tra hệ thống bình sạc ắc quy có cần châm nước hay không, khi sạc điện đầy bình có tự động ngắt điện hay không, có hiện tượng nóng lên và sinh ra mùi khó chịu hay không bằng đồng hồ đo hiệu điện thế giữa các cell, ắc quy có hoạt động bình thường hay không,…

Thông thường bộ phận này sẽ cần được thay mới sau khoảng từ 3 – 5 năm sử dụng tùy theo cách vận hành của doanh nghiệp. 

Kiểm tra hệ thống thủy lực

Đây là bộ phận quan trọng và dễ gặp phải các vấn đề khi vận hành, do đó khi kiểm tra cần phải xem ống dẫn nhớt, van, có cần châm thêm nhớt thủy lực hay không, nhớt này có nhiều cặn bẩn và cần thay thế hay không, kiểm tra quá trình nâng hạ của xe có gặp phải vấn về gì hay không (xích, nhông, bạc đạn, đầu lọc …).

Hệ thống thủy lực có cấu tạo khá phức tạp nên thường sẽ phải kiểm tra kỹ càng mới có thể phát hiện được vấn đề.

Kiểm tra động cơ điện

Các bo mạch điện tử khi gặp vấn đề thường rất dễ để nhận ra, một số điểm cần lưu ý khi bảo dưỡng bao gồm: các đầu nối của dây điện, socket, bo mạch có đáp ứng đủ tiêu chuẩn chống ẩm hay không, hệ thống điện đủ kín để tránh nước từ môi trường bên ngoài tiếp xúc vào hay không, các tính năng có đang hoạt động bình thường hay không.

Thông thường các xe nâng làm trong môi trường kho lạnh hoặc ẩm ướt thường dễ xảy ra các vấn đề về động cơ điện nhất.

Kiểm tra hệ thống phanh hãm cảnh báo

Dù không ảnh hưởng trực tiếp đến việc vận hành của xe thế nhưng hệ thống cảnh báo bao gồm đèn và coi xe giúp cho người lái xe và những người làm việc trong kho xưởng luôn được đảm bảo về an toàn lao động. Vậy nên cần kiểm tra xe bộ phận phanh tự động và phanh tay có hoạt động tốt hay không, khi lùi xe hoặc vào các khúc cua hệ thống đèn và coi báo có hoạt động hay không. 

Kiểm tra hệ thống trợ lực lái

Hệ thống này bao gồm bơm trợ lực, bình chứa dầu, các van điều tiết,….khi kiểm tra cần đảm bảo những yếu tố sau: Cảm giác đánh lái có dễ dàng hay không? Hệ thống bình chứa dầu có bị rò rỉ hay không, khi sử dụng hệ thống trợ lực lái có nghe thấy tiếng động lạ hay không? 

Để kiểm định được bộ phần này cần những người thợ có kinh nghiệm cũng như thời gian vận hành xe lâu dài. Nếu quý anh chị hiện đang có nhu cầu bảo dưỡng định kỳ hoặc sửa chữa xe nâng điện có thể liên lạc với CNSG theo thông tin dưới đây hoặc bấm vào nút gọi/ chat ở góc phải màn hình để được kết nối với bộ phận tư vấn

Xe nâng hàng Công nghiệp Sài Gòn

Câu hỏi thường gặp (FAQ)

Hỏi: Cách nhận biết ắc quy hỏng?

Trả lời: Thông thường có 4 cách để có thể kiểm tra vấn đề này:

  • Đèn cách báo ắc quy sáng
  • Động cơ khởi động yếu hoặc kéo dài hơn bình thường
  • Sau thời gian nghỉ việc khởi động lại rất khó khăn
  • Bình ắc quy có dấu hiệu bị phù hoặc nở to (có thể nứt vỡ)

Hỏi: Nguyên nhân thắng xe nâng không ăn là gì?

Trả lời: Các nguyên nhân chính khiến thắng xe nâng không ăn bao gồm

  • Thắng bị mòn do lực ma sát sau thời gian dài sử dụng 
  • Hệ thống phanh bị nhớt chảy vào làm mất khả năng làm việc của bố thắng
  • Pít tông bị nước làm gỉ sét khiến lực ép phanh bị giảm không tạo ra đủ ma sát
  • Trục bánh xe bị mòn tạo khe hở trong cơ cấu phanh
  • Ống dẫn dầu của thắng bị hở
Logo Công ty TNHH Công nghiệp Sài Gòn

Được thành lập từ năm 2010, Công ty TNHH Công Nghiệp Sài Gòn (CNSG) đã có nhiều năm kinh nghiệm trong nghành công nghiệp thiết bị nâng hạ, là đối tác của các doanh nghiệp và tập đoàn lớn trong nước như: Vingroup, Viettel,.., Các sản phẩm và dịch vụ của chúng tôi được ủy quyền và nhập khẩu trực tiếp từ các nhà máy sản xuất nên có mức giá cực kỳ ưu đãi dành cho khách hàng.