Cách đọc Thông Số Lốp Các Loại Xe đúng Cách | CNSG

Cách đọc Thông Số Lốp Các Loại Xe đúng Cách | CNSG

Cách đọc thông số lốp các loại xe đúng cách

Ngày đăng: 15/04/2024

Để thay thế lốp xe đúng chuẩn với loại lốp đang dùng, việc đọc thông số trên bánh xe là rất quan trọng. Trong bài viết này CNSG sẽ cung cấp cho bạn đọc những

Sau quá trình sử dụng xe oto, xe nâng hàng, xe tải,… để di chuyển và vận hành, hệ thống bánh và lốp xe bị hao mòn hoặc gặp sự cố lủng lốp,…do đó nhiều chủ xe thường có nhu cầu thay thế lốp xe mới. 

Để thay thế lốp xe đúng chuẩn với loại lốp đang dùng, việc đọc thông số trên bánh xe là rất quan trọng. Trong bài viết này CNSG sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin cần thiết để người dùng biết cách đọc thông số lốp xe đúng cách khi mua bánh xe nâng tay hoặc bánh xe nâng điện,… Cùng tham khảo nhé!

Phân loại lốp xe

Phân loại lốp xe
STT Cách phân loại Loại lốp xe Đặc điểm cơ bản
1
Phân loại theo cấu trúc
Lốp hơi
  • Là loại lốp với cấu tạo mỏng phổ biến nhất, được thiết kế độc lập bao bọc bên ngoài của xăm dùng cho bánh xe nâng.
  • Để làm căng lốp hơi này, người ta cần bơm không khí vào xăm theo phương pháp bơm hơi.
Lốp đặc
  • Loại lốp có cấu trúc đặc bệt, chúng được đúc bằng cao su đặc bên trong, không cần bơm hơi và giúp chống xẹp,.
  • Loại lốp này chỉ sử dụng cho xe chuyên dụng, bởi chúng xóc, rất nặng và có giá thành khá đắt đỏ.
Lốp không săm
  • Là loại lốp không có săm bên trong, nhờ cấu tạo được tráng thêm lớp màng Halobutyl hoặc chlorobutyl nên chúng có thể tự giữ không khí ở bên trong.
2
Phân loại lốp theo thời tiết
Lốp mùa đông
  • Là loại lốp được thiết kế để di chuyển trên các cung đường băng, lầy lội, hoặc những địa hình có tuyết. Với thiết kế nhằm tăng đẩy tuyết ra khỏi bánh xe cùng khả năng bám đường rất độc đáo.
Lốp mùa hè
  • Là loại lốp với khả năng bám đường kém, được làm bằng chất liệu cao su mềm.
  • Loại lốp này giúp phương tiện di chuyển nhanh hơn.
Lốp 4 mùa
  • Là loại lốp thiết kế kết hợp cả 2 đặc tính của lốp mùa đông và mùa hè.
  • Nhưng chúng không thể hoạt động tốt ở mức trung bình.
3
Phân loại lốp theo địa hình
Lốp đường trường
  • Lốp thiết kế với ta-lông lớn và có thành bên cứng, việc này giúp xe di chuyển ổn định trong quãng đường dài.
Lốp chống trượt
  • Thiết kế đặc biệt với chức năng chống trơn trượt.
Lốp áp suất cao
  • Loại lốp chịu được áp suất lớn do đó có thể sử dụng cho các dòng xe tải trọng lớn.

Cách đọc thông số lốp tên nhà sản xuất và tên lốp xe

Cách đọc thông số lốp xe tải
Cách đọc thông số lốp xe tải
  • Tên nhà sản xuất và tên lốp xe thường được nhà sản xuất in ở vòng ngoài cùng của lốp, theo cách đọc thông số lốp, người sử dụng có thể nhìn vào vị trí này để biết tên nhà sản xuất và tên lốp xe.
  • Khu vực ngoài cùng của lốp này thường có chứa phần chữ lớn nên dễ dàng nhìn thấy tên và đọc được thông số liên quan. 
  • Người dùng tham khảo cách đọc thông số lốp ở phần tên của lốp xe có thể bao gồm cả chữ cái, số hoặc kết hợp cả chữ và số lại với nhau. 
  • Tùy vào từng loại lốp, việc thiết kế bố trí tên nhà sản xuất, kiểu dáng và tên lốp xe cũng sẽ khác nhau nhưng người dùng rất dễ nhận diện và đọc được các thông số vì chúng rất nổi bật trên lốp xe.

Cách đọc thông số lốp- đặc điểm ứng dụng của lốp.

Cách đọc thông số lốp liên quan tới đặc điểm và ứng dụng của lốp cho phép người dùng biết được loại lốp đang sử dụng là loại lốp gì, chúng được sử dụng với mục đích nào. 

Tuy nhiên trên thực tế tùy vào từng thương hiệu và loại lốp không phải loại lốp nào cũng được ghi chú phần thông tin về đặc điểm và ứng dụng của chúng. 

Cách đọc thông số lốp sẽ là phần chữ viết tắt nằm ở vị trí phía trước của tên lốp, phía vòng ngoài bên hông của lốp xe. Các ký hiệu được hiểu như sau:

  • P: Lốp xe dùng cho các dòng xe con, xe có tải trọng nhỏ. (Passenger vehicle).
  • LT: Loại lốp xe sử dụng cho các dòng xe tải nhỏ tải trọng dưới 5 tấn. (Light Truck).
  • ST: Là dòng lốp xe sử dụng cho các dòng xe có mức tải trọng lớn như  xe đầu kéo (Special Trailer).
  • T: là dòng lốp xe được thiết kế với mục đích làm lốp thay thế, lốp dự phòng tạm thời (Temporary).
  • C: Dòng lốp dùng cho các dòng xe chuyên dụng, xe tải thương mại và xe nâng hạng nặng.

Cách đọc thông số lốp – chiều rộng và biên dạng lốp.

Cách đọc thông số lốp - chiều rộng và biên dạng lốp
Cách đọc thông số lốp – chiều rộng và biên dạng lốp

Chiều rộng lốp là chiều rộng bề mặt tiếp xúc của lốp với mặt đường. Biên dạng lốp là tỉ lệ giữa chiều cao hông lốp so với chiều rộng của lốp xe. 

Cách đọc thông số lốp xe liên quan đến chiều rộng và biên dạng lốp này như sau:

  • Thông số chiều rộng lốp: là 3 số đầu tiên liên tiếp nhau trong dãy số được đặt sau ký tự đặc điểm, ứng dụng của lốp. Đơn vị của chiều rộng lốp được tính bằng đơn vị mm, giá trị này trong khoảng từ 155 – 315.
  • Thông số về biên dạng lốp: Là 2 số tiếp theo nằm trên dãy ký tự cùng hàng với chiều rộng lốp và ở phía sau của dấu gạch chéo. 

Cách đọc thông số lốp- cấu trúc lốp

  • Thông thường cấu trúc lốp xe sẽ được ký hiệu bằng chữ R,  B, D hoặc E., là ký hiệu tiếp theo nằm phía sau của biên dạng lốp, người dùng cần chú ý để có biết cách đọc thông số lốp theo cấu trúc lốp xe chuẩn nhất
  • Trong đó, loại lốp có ký hiệu chữ L là phổ biến nhất. Chúng là viết tắt của Radial, có nghĩa rằng lốp có cấu trúc là các bố thép tỏa tròn ra xung quanh. Loại lốp này sử dụng nhiều cho xe nâng hàng và các loại lốp oto.

Cách đọc thông số lốp- đường kính vành xe

Cách đọc thông số lốp- đường kính vành xe
Cách đọc thông số lốp- đường kính vành xe

Thông số đường kính vành xe được hiểu theo cách đọc thông số lốp là loại lốp này dùng cho vành xe nào?

Ký hiệu của đường kính vành xe được thể hiện phía sau ký hiệu cấu trúc lốp. Đơn vị của đường kính vành xe thường là Inch, với ôtô loại vành xe phổ biến có giá trị 19. 

Khi thay lốp xe, người dùng có thể thay đổi lựa chọn về 1 hãng lốp khác, cấu trúc lốp xe khác, nhưng tuyệt đối phải chọn đúng lốp có cùng thông số về đường kính vành xe.

Chỉ số tải trọng tối đa cho phép

Chỉ số tải trọng tối đa cho phép của lốp xe là chỉ số vô cùng quan trọng cho phép người dùng sử dụng trên các phương tiện vận tải. 

Nếu không sử dụng đúng loại lốp với mức tải trọng cho phép dùng cho xe có thể gây nổ lốp cực kì nguy hiểm, khi dùng cho xe nâng còn gây ra nguy cơ tai nạn xe nâng.

Giá trị tải trọng của lốp càng cao đồng nghĩa với mức tải trọng mà lốp có thể chịu càng lớn. 

Khi thay lốp xe, người dùng cần biết cách đọc thống số lốp liên quan đến tải trọng này để lựa chọn loại lốp có cùng thông số tải trọng hoặc có số tải trọng lớn hơn.

Cách đọc thông số lốp- chỉ số tốc độ tối đa cho phép

Với các dòng xe đi đường trường, thường xuyên di chuyển với tốc độ cao thì những chỉ số tốc độ sẽ ảnh hưởng rất lớn đến an toàn vận hành. 

Mỗi loại lốp khác nhau sẽ được thiết kế dành riêng cho tốc độ di chuyển của phương tiện đó. 

Cách đọc chỉ số chịu nhiệt của lốp xe.

Với các dòng xe chuyên dụng việc sử dụng loại lốp đặc chủng với thông số nhiệt là hết sức quan trọng. 

Với các loại xe oto di chuyển bình thường trong điều kiện thời tiết không quá khắc nghiệt thì bạn không cần quá quan tâm đến chỉ số này. 

Nhưng đối với các dòng xe chuyên dụng như: xe cứu hỏa, xe nâng trong kho lạnh, xe trên băng,.. thì chỉ số nhiệt lại trở nên rất cần thiết.

Cách đọc thông số lốp liên quan đến chỉ số chịu nhiệt của lốp xe thường được thể hiện đi kèm các ký hiệu chữ A, B, C. 

Trong đó, mức chịu nhiệt tối thiểu của lốp xe được đi kèm chữ cái C, mức nhiệt cao nhất lốp chịu được kí hiệu bằng chữ A.

Cách đọc chỉ số áp suất lốp

Trong quá trình di chuyển và vận hành của xe, việc đảm bảo đúng áp suất lốp sẽ giúp xe hoạt động ổn định. 

Thông số áp suất lốp thể hiện bằng đơn vị PSI. Chỉ số này nằm ở vị trí viền trong của lốp. 

Chỉ số này của lốp xe cho biết áp suất phù hợp  mang lại hiệu suất làm việc tốt nhất cho lốp xe. Khi bơm xe bạn cần bơm đủ lượng khí và đạt được áp suất như yêu cầu ghi trên lốp.

XEM THÊM CÁC BÀI VIẾT TƯƠNG TỰ

Làm thế nào để biết khi nào cần thay lốp?

Khi nào cần thay lốp xe
Khi nào cần thay lốp xe
  • Độ sâu rãnh lốp: Một trong những chỉ số quan trọng để xác định khi nào cần thay lốp là độ sâu rãnh lốp. Thông thường, độ sâu rãnh lốp được đo bằng đồng tiền hoặc thiết bị đo. Khi độ sâu rãnh lốp giảm xuống dưới mức 2mm, thì lốp đã hết tuổi thọ và cần phải được thay thế.
  • Mức độ mòn bên trong và bên ngoài của lốp: Kiểm tra xem mức độ mòn bên trong và bên ngoài của lốp. Nếu có một khu vực mòn sâu hơn so với khu vực còn lại, lốp có thể bị lệch hoặc bị hư hỏng và cần phải được thay thế.
  • Tuổi của lốp: Lốp cũng có tuổi thọ giống như bất kỳ sản phẩm nào khác. Thông thường, tuổi thọ của lốp từ 5-6 năm. Nếu lốp của bạn đã qua tuổi thọ hoặc đã được sử dụng trong một thời gian dài, nó có thể bị mòn hoặc hư hỏng và cần được thay thế.
  • Các vết nứt, cạnh hoặc lỗ trên bề mặt lốp: Nếu lốp của bạn có các vết nứt, cạnh hoặc lỗ trên bề mặt lốp, điều này có thể làm cho lốp dễ bị xé và gây ra nguy hiểm khi lái xe. Vì vậy, khi thấy các vết nứt hay lỗ, bạn nên đem lốp đến các trung tâm sửa chữa để kiểm tra và thay thế lốp nếu cần.
  • Áp suất lốp: Kiểm tra áp suất lốp thường xuyên và bơm thêm khi cần thiết. Áp suất không đúng có thể gây ra mòn lốp nhanh chóng hoặc lốp bị cháy. Kiểm tra áp suất lốp ít nhất mỗi tháng một lần và trước khi bạn đi một chuyến đi xa hoặc khi mang hàng nặng.

Trên đây là những thông tin đội ngũ kỹ thuật đã chia sẻ về cách đọc thông số lốp. Ngoài ra, để vận hành xe nâng an toàn đội kỹ thuật lái xe cũng cần quan tâm các loại biển báo xe nâng. Tham khảo thêm bài viết: [ CẬP NHẬT] Các loại biển báo xe nâng đáng chú ý để biết thêm kiến thức về các loại biển báo này nhé! Chúc bạn vận hành xe nâng an toàn và đạt hiệu suất cao.

Logo Công ty TNHH Công nghiệp Sài Gòn

Được thành lập từ năm 2010, Công ty TNHH Công Nghiệp Sài Gòn (CNSG) đã có nhiều năm kinh nghiệm trong nghành công nghiệp thiết bị nâng hạ, là đối tác của các doanh nghiệp và tập đoàn lớn trong nước như: Vingroup, Viettel,.., Các sản phẩm và dịch vụ của chúng tôi được ủy quyền và nhập khẩu trực tiếp từ các nhà máy sản xuất nên có mức giá cực kỳ ưu đãi dành cho khách hàng.