[ MẸO XỬ LÝ] Lỗi Thường Gặp ở ắc Quy Xe Nâng | CNSG

[ MẸO XỬ LÝ] Lỗi Thường Gặp ở ắc Quy Xe Nâng | CNSG

[ MẸO XỬ LÝ] lỗi thường gặp ở ắc quy xe nâng

Ngày đăng: 15/04/2024

Vậy những lỗi thường gặp ở ắc quy xe nâng là những lỗi gì? Nguyên nhân từ đâu và cách xử lý ra sao? CNSG sẽ bật mí ngay trong bài viết này.

Trong quá trình sử dụng xe nâng điện phát sinh những vấn đề xe hoạt động yếu hoặc không thể khởi động có thể xuất phát từ lý do lỗi ở ắc quy xe nâng.

Vậy những lỗi thường gặp ở ắc quy xe nâng là những lỗi gì? Nguyên nhân từ đâu và cách xử lý ra sao? CNSG sẽ bật mí ngay trong bài viết này.

Acquy xe nâng điện có tác dụng gì?

Chức năng của ắc quy xe nâng điện
Chức năng của ắc quy xe nâng điện

Trong các kho xưởng của doanh nghiệp, đơn vị sản xuất hiện nay không thể thiếu xe nâng điện hỗ trợ trong việc nâng hạ hàng hóa, vận chuyển, xếp hàng trong kho.

Để cung cấp nguồn năng lượng cho mọi hoạt động từ khởi động xe, nâng hạ hay di chuyển, các dòng xe nâng khác nhau từ những thương hiệu khác nhau cũng sẽ được trang bị những loại ắc quy chuyên dụng khác nhau. 

Ắc quy xe nâng điện cũng có vai trò quyết định lớn đến khả năng vận hành mạnh hay yếu của một chiếc xe nâng.

Ắc quy xe nâng điện được sử dụng ở hầu hết các dòng xe nâng điện trên thị trường hiện nay bao gồm 2 loại chủ yếu:

  • Ắc quy không chuyên dụng: thường là loại ắc quy có giá thành khá rẻ. Tuy nhiên, do mức dung lượng bình thấp chỉ khoảng từ 140Ah đến 300 Ah nên nhìn chung tuổi thọ acquy không cao.
  • Ắc quy chuyên dụng dành cho xe nâng điện: Loại ắc quy chuyên dụng này còn được biết đến với tên gọi ắc quy xe forklift. Dòng ắc quy này được đánh giá tốt vì có khả năng dung nạp được nguồn năng lượng điện cao, từ đó đem đến khả năng vận hành mạnh mẽ cho xe nâng hàng. Tuổi thọ trung bình của ắc quy chuyên dụng được ước tính vào khoảng 5 – 6 năm hoặc có thể cao hơn tuỳ thuộc vào quá trình sử dụng và bảo quản.

Nguyên nhân bình ắc quy xe nâng điện bị hỏng

Ắc quy bị lão hóa

Ắc quy bị lão hóa sụt áp
Ắc quy bị lão hóa sụt áp

Không chỉ bình điện xe nâng chạy điện mà đối với bất cứ thiết bị gì, khi sử dụng sau một khoảng thời gian dài cũng không thể tránh khỏi những tình trạng bị lão hóa. 

Đây là nguyên nhân gây ra lỗi thường gặp ở ắc quy xe nâng. Cho dù người dùng bảo quản ắc quy cho xe nâng điện tốt như thế nào thì theo thời gian, các tấm bản cực cũng sẽ bị ăn mòn, khiến dung lượng bình kéo theo cũng bị giảm sút.

Giảm dung lượng ắc quy

Nguyên nhân khiến dung lượng bình ắc quy giảm gây ra những lỗi thường gặp ở ắc quy xe nâng thường xuất phát từ quá trình người dùng sử dụng và bảo quản xe không tốt, ắc quy để lâu ngày không nạp điện, không bảo dưỡng định kỳ, quá trình nạp-xả điện sai chỉ dẫn,….
Từ những nguyên nhân này dẫn đến khi sử dụng, ắc quy cho xe nâng điện thường nhanh bị hết điện, mức đo dung dịch bị sụt giảm khoảng 30 đến 40%.

Ắc quy phân hoại

Khi bình ắc quy xe nâng hàng điện bị hư hỏng mà người dùng không tìm biện pháp khắc phục và bảo dưỡng, sẽ khiến nó bị phân hoại. 

Nguyên nhân khác khiến ắc quy điện bị phân hoại là khi sử dụng đến cạn kiệt hay nạp ắc quy bị lộn cực cũng có thể dẫn đến tình trạng này.

Các lỗi thường gặp ở ắc quy xe nâng điện

Các dòng xe nâng với tính chất đặc thù là dùng để nâng hạ những hàng hóa có tải trọng rất lớn, thường xuyên phải di chuyển và hoạt động với tần suất liên tục. 

Vì vậy, trong quá trình sử dụng xe nâng điện thường sẽ không thể tránh khỏi các hỏng hóc. Nguyên nhân chính dẫn đến xe nâng điện trong quá trình nâng hạ không hoạt động được chủ yếu xuất phát từ hệ thống ắc quy.

Nạp đầy điện nhưng sau một đêm đã yếu

Vấn đề lỗi thường gặp ở ắc quy xe nâng khi được nạp điện đầy nhưng sau 1 đêm đã yếu là tình trạng diễn ra thường xuyên, nhiều người gặp phải. 

Với lỗi này trên ắc quy xe nâng, dù người dùng đã sạc điện cả đêm nhưng trong quá trình xe hoạt động khả năng nâng hạ vẫn yếu.

Nguyên nhân thường là do bề mặt ắc quy bị bám dính nhiều bụi bẩn, sinh ra cầu nối giữa 2 cực hay nồng độ dung dịch không ở mức phù hợp.

Một số biểu hiện có thể dễ dàng nhận thấy khi ắc quy xe nâng điện của người dùng rơi vào tình trạng này là:

  • Xe nâng điện hoạt động yếu
  • Hệ thống đèn pha, đèn xi-nhan bị mờ
  • Tụt áp
  • Khi xe hoạt động kém ổn định

Khi gặp tình trạng này, cách tốt nhất là người dùng nên vệ sinh ắc quy sạch sẽ bằng cách lau chùi, có thể thao tác để súc sạch dung dịch cũ và tiến hành thay dung dịch mới. Sau khi vệ sinh xong cần nạp điện lại ngay lập tức.

Bình ắc quy xe nâng điện bị Sunfat hoá

Bình ắc quy xe nâng điện bị Sunfat hoá ..
Bình ắc quy xe nâng điện bị Sunfat hoá ..

Trường hợp lỗi thường gặp ở ắc quy xe nâng này có thể dẫn đến một số tình trạng:

  • Bản cực của bình ắc quy chì hoặc pin lithium đang dùng bị biến dạng
  • Hiệu điện thế bị quá tải
  • Xuất hiện nhiều đốm trắng ở bề ngoài lá cực

Để xử lý tình trạng này, người dùng cần đổ thêm nước cất hoặc nạp lại bình.

Bản cực bị cong vênh

Khi người dùng nạp ắc quy xe nâng với dòng tải điện quá lớn hay thời gian dung nạp quá lâu sẽ là nguyên nhân khiến bản cực bị cong vênh.

Vấn đề bản cực bị cong vênh thường dẫn đến tình trạng vỏ bình bị phồng, về phía bản cực dương nắp bình đội lên không đều làm cong vênh bản cực. 

Lời khuyên cho người dùng trong trường hợp này là nên đổ thêm nước cất và nạp thêm điện cho ắc quy.

Làm cách nào để nâng cao tuổi thọ cho bình ắc quy xe nâng 

Nguyên nhân chính gây ra các lỗi thường gặp ở ắc quy xe nâng có thể là do hao mòn tự nhiên theo thời gian hoặc trong quá trình sử dụng và bảo quản không đúng cách. Để nâng cao tuổi thọ của ắc quy, người dùng cần lưu ý một số thông tin sau đây:

  • Sử dụng và sạc bình, bảo dưỡng đúng hướng dẫn để nâng cao tuổi thọ cho bình ắc quy xe nâng điện.
  • Khi năng lượng điện bình ắc quy ở dưới mức 20% phải ngừng hoạt động, khi ắc quy đầy điện cần kiểm tra và tiến hành ngắt sạc.
  • Luôn đảm bảo đầu kết nối thiết bị sạc luôn khô.
  • Khi không sử dụng xe nâng điện, để bảo vệ bình ắc quy cần dừng đỗ xe nâng điện ở vị trí khô ráo, tránh tiếp xúc trực tiếp và thường xuyên với các tác nhân gây hại từ môi trường như nắng, mưa, tuyết,…
  • Sau khi sạc bình ắc quy xong, bình sẽ bị nóng, vì thế cần phải chờ bình nguội thì mới có thể sử dụng lại bình thường.
  • Cứ sau mỗi 10 lần sạc cần tiến hành kiểm tra mực nước trong bình điện xe nâng.
  • Nếu bình điện xe nâng là loại bình đã qua sử dụng hoặc tân trang thì cần phải kiểm tra cứ sau 5 lần sạc.
  • Khi chọn mua bình điện xe nâng nên chọn loại có hệ thống châm nước cất tại vị trí trung tâm sẽ giúp việc châm nước cất nhanh chóng và dễ dàng hơn.
  • Nên châm nước cất sau khi sạc đầy bình, không bao giờ châm nước cất trước khi đưa bình điện xe nâng vào sạc.
  • Đối với ắc quy axit chì, đừng bao giờ châm nước quá đầy sẽ là nguyên nhân làm cho nước trào ra ngoài ở lần sạc sau. Axit bị mất đi sẽ làm cho bình nhanh hết điện và ảnh hưởng đến quá nhiệt.
Logo Công ty TNHH Công nghiệp Sài Gòn

Được thành lập từ năm 2010, Công ty TNHH Công Nghiệp Sài Gòn (CNSG) đã có nhiều năm kinh nghiệm trong nghành công nghiệp thiết bị nâng hạ, là đối tác của các doanh nghiệp và tập đoàn lớn trong nước như: Vingroup, Viettel,.., Các sản phẩm và dịch vụ của chúng tôi được ủy quyền và nhập khẩu trực tiếp từ các nhà máy sản xuất nên có mức giá cực kỳ ưu đãi dành cho khách hàng.