Năng Lượng Không Tái Tạo Có Gây ô Nhiễm Môi Trường Không? | CNSG

Năng Lượng Không Tái Tạo Có Gây ô Nhiễm Môi Trường Không? | CNSG

Năng lượng không tái tạo có gây ô nhiễm môi trường không?

Ngày đăng: 15/04/2024

Năng lượng không tái tạo là nguồn năng lượng đang chiếm tỉ lệ rất lớn được dùng phổ biến trên thế giới, nguồn năng lượng này đang dần cạn kiệt gây nên vấn đề

Năng lượng không tái tạo là nguồn năng lượng đang chiếm tỉ lệ rất lớn được dùng phổ biến trên thế giới, nguồn năng lượng này đang dần cạn kiệt gây nên vấn đề về ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

Cùng CNSG tìm hiểu về năng lượng không tái tạo ngay dưới bài viết này!

Năng lượng không tái tạo là gì?

Năng lượng không tái tạo là gì
Năng lượng không tái tạo là gì

Năng lượng không tái tạo là nguồn năng lượng được khai thác từ các mỏ, quặng trong thiên nhiên, được dùng làm nhiên liệu cho các động cơ, máy móc hoạt động nhưng không thể tái tạo lại được bởi tác động của tự nhiên hay con người, cần có khoảng thời gian nhất định mới xuất hiện lại hoặc bị biến mất vĩnh viễn. 

Năng lượng không tái tạo bao gồm các khí tự nhiên, than, dầu,… được lấy từ các quặng. 

Xem thêm:

Những hậu quả khi dùng năng lượng không tái tạo 

khí thải năng lượng không tái tạo gây ô nhiễm môi trường (1)
khí thải năng lượng không tái tạo gây ô nhiễm môi trường (1)
  • Ngày nay, nguồn năng lượng không tái tạo  đang được sử dụng rất nhiều trong đời sống và dần cạn kiệt vì bị khai thác quá mức, nguồn năng lượng này gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng ảnh hưởng xấu đến đời sống con người làm bầu khí quyển ngày càng ô nhiễm. 
  • Việc sử dụng năng lượng không tái tạo giải phóng các chất khí rất độc ra môi trường như nitơ oxit, carbon dioxide, hydrocarbon, lưu huỳnh, …là nguyên nhân chính gây nên hiện tượng mưa axit làm ô nhiễm đất và nguồn nước ngầm. 
  • Bầu khí quyển cũng bị nhiễm Carbon dioxide khi dùng năng lượng không tái tạo, gây nên hiệu ứng nhà kính khiến trái đất nóng lên, băng ở 2 cực tan ra và nhiều loài động vật quý hiếm dần tuyệt chủng, làm mất cân bằng hệ sinh thái. 
  • Việc biến đổi khí hậu đang diễn ra nặng nề gây nên nhiều thiên tai, thiệt hại khó lường hàng loạt người và của trên thế giới, đe dọa đến tính mạng con người và nhiều loài động vật trong tự nhiên bởi sử dụng quá mức năng lượng không tái tạo. 

Ưu nhược điểm của năng lượng không tái tạo

Ưu điểm

Năng lượng không tái tạo được áp dụng dùng trong hầu hết các phương tiện vận chuyển ngày nay từ động cơ oto, xe máy, tàu hỏa, xe nâng hàng,…đáp ứng cho nhu cầu di chuyển của con người và hàng hóa trên toàn thế giới. 

Năng suất hoạt động của năng lượng không tái tạo được đánh giá tương đối cao, được thiết kế có sẵn các trạm nạp nhiên liệu nên dễ dàng để người dùng sử dụng khi hết nhiên liệu. 

Trong quá trình khai thác và ứng dụng dùng năng lượng không tái tạo cũng cần nhiều nhân công hoạt động nên giải quyết vấn đề việc làm cho hàng nghìn người. 

Nhược điểm 

Năng lượng không tái tạo là nguồn năng lượng bẩn nên gây ô nhiễm môi trường rất nghiêm trọng, nguy hại đến sức khỏe của con người và bầu khí quyển. 

Năng lượng không tái tạo cần thời gian rất lâu để phục hồi hoặc không thể hồi phục, nếu bị khai thác quá mức sẽ nhanh chóng cạn kiệt. 

Nguồn năng lượng, nhiên liệu không tái tạo chỉ có thể khai thác được ở những địa điểm cụ thể trên trái đất, ở các quặng nhiên liệu và thường tốn kém nhiều thời gian để khai thác, qua quá trình lọc và loại bỏ tạp chất, thêm phụ gia,… mới có thể ứng dụng và đem vào sử dụng. 

Thị trường nhiên liệu dành cho các phương tiện biến đổi liên tục, tùy vào điều kiện chính trị ở các khu vực khai thác, tình hình kinh tế mà có mức giá cả khác nhau.

Điểm khác biệt giữa năng lượng không tái tạo và tái tạo được

So sánh năng lượng tái tạo và năng lượng không tái tạo
So sánh năng lượng tái tạo và năng lượng không tái tạo
Năng lượng tái tạo Năng lượng không tái tạo
Mức độ có sẵn
  • Năng lượng tái tạo thường bị phụ thuộc bởi nhiều yếu tố bên ngoài tự nhiên như nắng, gió, thủy triều,… nên thường bị giới hạn khi dùng và không có tính ổn định trong năm
  • Sau khi khai thác năng lượng và nhiên liệu không tái tạo thường sẵn có, dùng được trong mọi thời điểm.
Mức độ bảo vệ môi trường
  • Là loại năng lượng và công nghệ xanh nên bảo vệ môi trường sống trong lành, giảm lượng khí thải bảo vệ được sức khỏe con người.
  • Gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, ảnh hưởng đến bầu khí quyển và sức khỏe con người.
Chi phí sản xuất
  • Chi phí sản xuất lớn vì phải đầu tư công nghệ cao, hiện đại với nhiều dây chuyền máy móc.
  • Chi phí rẻ, khi sản xuất chỉ cần lọc, tách tạp chất từ nguồn nhiên liệu tự nhiên đã có thể sử dụng bổ sung cho rất nhiều động cơ khác nhau.

Năng lượng không tái tạo thường được phân chia thành 2 loại chính là năng lượng hạt nhân và năng lượng hóa thạch.

Một số nguồn năng lượng không được tái tạo 

Năng lượng hóa thạch 

Năng lượng hóa thạch được hình thành hơn 300 triệu năm trước đây bởi quá trình phân hủy các sinh vật chết, phân hủy kỵ khí và bị chôn vùi hình thành các nguồn nhiên liệu hóa thạch. 

Trong năng lượng hóa thạch có chứa hàm lượng lớn cacbon và hydrocacbon với 3 loại chính là than đá, dầu mỏ và khí tự nhiên.

Than đá
  • Than đá có trữ lượng tổng là 2.000 tỷ tấn, tập trung chủ yếu tại một số quốc gia như Nga, Trung Quốc, Mỹ, Đức, Ôxtrâylia…
  • Nguồn nhiên liệu than đá này có thể đáp ứng nhu cầu dùng với khoảng thời gian lớn hơn 200 năm cho loài người.
  • Quá trình sàng tuyển, chọn lọc và chế biến than đá có thể tạo ra nước thải, bụi, chứa kim loại nặng, than.
  • Khi đốt than đá tại ra những khí độc như CO2, SO2, bụi, NOx…
  • Hằng năm trong nhà máy nhiệt điện chạy bằng than đã tính toán được công suất hoạt động hằng năm thải ra khoảng 18.000 tấn NOx, 11.000-680.000 tấn thải rắn, 5 triệu tấn CO2 ra môi trường.
Khí đốt và dầu mỏ
  • Khí đốt và dầu mỏ là nguồn năng lượng không tái tạo đóng vai trò rất quan trọng đối với con người.
  • Các quốc gia trên thế giới tiêu thụ lượng khí đốt và dầu mỏ từ 52-65% lượng khí đốt và dầu mỏ.
  • Tuy nhiên, nguồn nhiên liệu dầu mỏ này thường tạo ra hàng loạt các vấn đề liên quan đến ô nhiễm môi trường như ô nhiễm biển, ô nhiễm dầu, lún đất…

Năng lượng hạt nhân

Nguồn năng lượng hạt nhân được thiết kế với mục đích nhằm tách nguồn năng lượng từ hạt nhân nguyên tử, sau đó chuyển hóa thành năng lượng hữu ích áp dụng trong các lĩnh vực đời sống và quân sự.

Logo Công ty TNHH Công nghiệp Sài Gòn

Được thành lập từ năm 2010, Công ty TNHH Công Nghiệp Sài Gòn (CNSG) đã có nhiều năm kinh nghiệm trong nghành công nghiệp thiết bị nâng hạ, là đối tác của các doanh nghiệp và tập đoàn lớn trong nước như: Vingroup, Viettel,.., Các sản phẩm và dịch vụ của chúng tôi được ủy quyền và nhập khẩu trực tiếp từ các nhà máy sản xuất nên có mức giá cực kỳ ưu đãi dành cho khách hàng.