Ngành Dệt May Và Những Thách Thức Thời đại Công Nghiệp 4.0

Ngành Dệt May Và Những Thách Thức Thời đại Công Nghiệp 4.0

Ngành dệt may và những thách thức mới trong thời đại công nghiệp 4.0

Ngày đăng: 15/04/2024

Năm 2021 đã chứng kiến nhiều sự thay đổi trong ngành dệt may trong nước dưới tác động của đại dịch cùng với thách thức trong thời đại 4.0

Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đã và đang lan rộng khắp toàn cầu, tác động lên nhiều khía cạnh của mọi mặt lĩnh vực đời sống, trong đó có ngành dệt may. Bên cạnh những cơ hội giúp phát triển và tận dụng thế mạnh của chuyển đổi số, thì cuộc cách mạng này còn đem đến những thách thức mới chưa từng có trước đây đối với ngành dệt may. 

Tổng quan về ngành dệt may trong nước

Lịch sử của ngành dệt may trong nước chia làm 3 giai đoạn. Từ trước năm 1986, với sự giúp đỡ của nhiều nước láng giềng, chúng ta đã cải tạo và xây mới thêm nhà máy phục vụ cho tiêu dùng của nhân dân. Như nhà máy dệt 8-3, dệt kim Đông Xuân, dệt Thăng Long,…; nhà máy may Việt Tiến, Nhà Bè, sợi Vinh, Nha Trang,… 

Sau đó đến giai đoạn 1986-1997, khi thị trường bắt đầu tiêu thụ trong nước và xuất sang các nước Đông Âu, lúc này tuy gặp nhiều khó khăn như sản xuất quy mô nhỏ, công nghệ lạc hậu, hệ thống quản lý yếu kém, thiếu vốn,… Nhưng nhờ chính sách vĩ mô của Nhà nước và Chính phủ trong việc đưa Luật đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đã giúp mở cửa thị trường, kích cầu kinh tế, giúp cho ngành dệt may được tiếp cận với những công nghệ mới, phát triển vượt bậc và mở rộng thị trường xuất khẩu.

nganh-det-may
Tổng quan về ngành dệt may

Sang đến giai đoạn 1998 đến nay, ngành dệt may trong nước vẫn đang trên đà phát triển. Nhờ tham gia vào APEC và WTO, chúng ta đã với tới con số tăng trưởng trung bình 17%/năm.

Ngành dệt may có vị thế quan trọng trong nền kinh tế và đứng thứ 2 về kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Ngành dệt may cũng là ngành thu hút vốn đầu tư nước ngoài đứng thứ 2, xếp sau lĩnh vực điện tử. Số lượng doanh nghiệp lớn trong ngành này với mức độ sử dụng lao động cao. Tuy nhiên, có một thực tế là thu nhập trong lĩnh vực chưa cao và lợi nhuận doanh nghiệp Việt Nam được hưởng từ ngành dệt may là chưa lớn. 

Những cơ hội cho ngành dệt may ở Việt Nam

Hiệp định đối tác kinh tế toàn khu vực (RCEP) mở ra cơ hội tăng trưởng xuất khẩu dệt may Việt Nam

Hiệp định RCEP ký kết vào ngày 15/11/2020 và có hiệu lực từ tháng 1/2022 góp phần tạo dựng một thị trường xuất khẩu ổn định, lâu dài; củng cố kết nối chuỗi cung ứng và bổ trợ thêm nguồn nguyên liệu bị thiếu trong ngành dệt may hiện nay. Bên cạnh đó, hiệp định này còn mang lại những ưu ái lớn cho ngành dệt may Việt Nam như về thuế quan, đơn giản hóa thủ tục hải quan, thúc đẩy chính sách xây dựng sản xuất theo định hướng xuất khẩu,…

nganh-det-may
Hiệp định RCEP mở cơ hội lớn cho ngành dệt may Việt Nam

Chuỗi cung ứng đang được thiết lập mới lại sau đại dịch

Theo như nhiều doanh nghiệp và chuyên gia cho rằng có tới gần 1 nửa các nhãn hàng thời trang cho biết, họ sẽ tăng sức mua từ Việt Nam sau đại dịch. Một phần là do đa dạng hóa chuỗi cung ứng, và cũng một phần do các hiệp định thương mại mà Việt Nam đã tham gia. Việc triển khai và kết nối chuỗi cung ứng, thiết lập lại sau đại dịch đang góp phần đẩy mạnh sản xuất và phục vụ cho xuất khẩu.

Những thách thức mới với ngành dệt may

Tác động tiêu cực của dịch bệnh Covid-19 làm đứt gãy nguồn cung, giảm tăng trưởng xuất khẩu

Có thể thấy, đại dịch đang ảnh hưởng phần nào đến hoạt động xuất khẩu của ngành dệt may. Dịch bệnh bùng lên kéo theo nhiều tỉnh thành phải giãn cách theo chỉ thị 16, ảnh hưởng đến sản xuất của nhiều doanh nghiệp may. Theo thống kê, xuất khẩu toàn ngành giảm 0,4% cùng kỳ năm 2019 trước đại dịch. Tuy nhiên hy vọng đây chỉ là sự gián đoạn trong ngắn hạn, dự báo đà tăng trưởng của ngành dệt sẽ còn lấy lại đà trong các quý tiếp theo. 

Hạn chế trong tay nghề, trình độ của nguồn nhân lực 

Bên cạnh đó, trình độ của người lao động trong các doanh nghiệp vẫn còn yếu kém (gần 90% lao động phổ thông). Ở nước ta trong ngành dệt may cũng như ở một số ngành nghề khác, việc đào tạo, bồi dưỡng nhân lực có chất lượng và tay nghề cao vẫn chưa thực sự được chú trọng, còn nhiều bất cập. Điều này đang trở thành một trở ngại lớn, nhất là trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đặc biệt là cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 như hiện nay. 

nganh-det-may
Hạn chế trong tay nghề, trình độ của nguồn nhân lực

Hạn chế trong sản xuất tự động hóa, sử dụng máy móc thời đại công nghiệp 4.0

Thời đại công nghiệp 4.0 mở ra những cơ hội và thách thức chưa từng thấy về phương thức sản xuất; dịch vụ nghiên cứu phát triển đưa vào sản xuất; logistics và quản lý chuỗi cung ứng,… Ngành dệt may là một trong những ngành chủ lực của tăng trưởng kinh tế và cũng chịu tác động của ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ mới trong cuộc Cách mạng lần thứ 4 này.

Tự động hóa cũng như kết nối dựa trên nền tảng internet kết nối vạn vật; ứng dụng máy móc; công nghệ in, dệt 3D; số hóa thiết bị dệt may; sử dụng trí thông minh nhân tạo trong dây chuyền sản xuất,… đang trở thành xu hướng tất yếu.

Đây là thách thức vô cùng lớn, buộc ngành dệt may Việt Nam phải đưa ra những chiến lược mới thích ứng với tình hình. Trong đó, các chuyên ra đã đưa ra những giải pháp như đầu tư thiết bị công nghệ 4.0; chú trọng đào tạo nhân lực; thay đổi cơ chế chính sách phù hợp với kinh tế số; đầu tư cho việc phát triển khoa học trong ngành dệt may;… 

Một trong những ứng dụng tự động hóa được nhiều doanh nghiệp áp dụng hiệu quả, đó là sử dụng xe nâng hàng trong khâu vận chuyển. Trong ngành dệt may, xe nâng hàng được sử dụng rộng rãi; giúp bốc xếp, di chuyển hàng hóa, nguyên vật liệu trong các khâu được nhanh chóng, tiết kiệm sức người, tiết kiệm thời gian và tăng năng suất công việc. Thiết kế của xe nâng hàng gọn nhẹ, chắc chắn, và được nhiều doanh nghiệp đánh giá cao về tính chuyên nghiệp và hiệu quả. 

nganh-det-may
Xe nâng hàng là một trong những sản phẩm ứng dụng hiệu quả công nghệ

Lời kết: Trên đây là giới thiệu tổng quan về ngành dệt may, cùng những cơ hội và thách thức mới trong thời thời đại công nghiệp 4.0. Cảm ơn các bạn đã đón đọc bài viết. Bạn đọc có thể tìm hiểu và tham khảo thêm những thông tin về các sản phẩm xe nâng tại website xenangnhapkhau.com để cập nhật những mẫu xe nhập khẩu chính hãng với những ưu đãi hấp dẫn nhé!

Logo Công ty TNHH Công nghiệp Sài Gòn

Được thành lập từ năm 2010, Công ty TNHH Công Nghiệp Sài Gòn (CNSG) đã có nhiều năm kinh nghiệm trong nghành công nghiệp thiết bị nâng hạ, là đối tác của các doanh nghiệp và tập đoàn lớn trong nước như: Vingroup, Viettel,.., Các sản phẩm và dịch vụ của chúng tôi được ủy quyền và nhập khẩu trực tiếp từ các nhà máy sản xuất nên có mức giá cực kỳ ưu đãi dành cho khách hàng.