Đối với bất cứ loại hàng hóa nào, khi muốn nhập khẩu từ nước ngoài về thị trường Việt Nam để sử dụng, phân phối, buôn bán,… cũng cần đáp ứng đầy đủ các thủ tục để nhập khẩu, xe nâng hàng cũng không ngoại lệ. 

Những vấn đề liên quan đến nhập khẩu xe nâng là chủ đề quan tâm của nhiều doanh nghiệp, cùng tham khảo ngay trong bài viết này của CNSG để nắm bắt thông tin nhé!

Driving Lets Go GIF by Jungheinrich

Thủ tục nhập khẩu xe nâng 

Thông tin cần biết về nhập khẩu xe nâng
Thông tin cần biết về nhập khẩu xe nâng

Khác với thủ tục liên quan đến nhập khẩu thiết bị xe nâng, thủ tục cần hoàn thành để nhập khẩu xe nâng sẽ được phân chia riêng theo từng loại với các tính năng và công dụng khác nhau. 

Những thủ tục nhập khẩu xe nâng được phân chia với các dòng cơ bản: 

Các đơn vị hải quan đã phân loại các thủ tục liên quan theo công năng sử dụng để dễ dàng hơn cho khâu kiểm tra, kiểm soát hàng hóa trước khi nhập khẩu xe nâng để phân phối trên thị trường Việt Nam.

Tra mã HS xe nâng và thuế nhập khẩu xe nâng

Tra mã HS và thuế nhập khẩu xe nâng
Tra mã HS và thuế nhập khẩu xe nâng

Công việc đầu tiên và cần thiết khi làm thủ tục nhập khẩu xe nâng là thực hiện bước kiểm tra mã xe nâng. 

Nhờ bước xác định được mã hs sẽ giúp đơn vị nhập khẩu xe nâng định hình được những bước công việc phải làm.

Mã hs cũng giúp nhà nhập khẩu xác định được những chính sách nhập khẩu xe nâng, thuế nhập khẩu xe nâng, thông tin chính liên quan đến loại xe mà đơn vị sẽ nhập.

Mã hs xe nâng gồm những mã sau đây:

Mô tả Mã hs Thuế NK ưu đãi (%) Thuế GTGT

(10%)

Xe tự hành chạy bằng mô tơ điện

Vd: xe nâng điện

84271000 0 10
Xe tự hành khác

Vd: xe nâng thang tự hành, chủ yếu là xe nâng người

84272000 0 10
Các loại xe khác

Ví dụ: Xe nâng dầu, xe nâng tay

84279000 0 10

Theo những mã hs xe nâng trên đây có thể xác định được thuế nhập khẩu xe nâng là 0%. Thuế GTGT nhập khẩu của xe nâng là 10%. 

Công thức xác định số thuế nhập khẩu cũng được tính toán theo công thức như sau:

  • Thuế nhập khẩu xác định theo mã hs thuế nhập khẩu được tính theo công thức: 
Thuế nhập khẩu = Trị giá CIF x % thuế suất
  • Thuế giá trị GTGT nhập khẩu được xác định theo công thức:
Thuế giá trị gia tăng = (Trị giá CIF + Thuế nhập khẩu ) x 10%

Trị giá CIF được xác định bằng giá trị xuất xưởng của hàng cộng với tất cả các chi phí liên quan đến vận chuyển để đưa được hàng về đến cửa khẩu đầu tiên của nước nhập khẩu.

Chính sách của nhà nước Việt Nam liên quan đến thủ tục nhập khẩu xe nâng. 

Ở Việt Nam có chính sách, thủ tục nhập khẩu xe nâng được quy định theo các văn bản pháp luật sau:

  • Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015; sửa đổi bổ sung 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018
  • Nghị định số 187/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013
  • Thông tư 23/2015/TT-BKHCN ngày 13/11/2015
  • Thông tư 89/2015/TT-BGTVT ngày 31/12/2015
  • Thông tư 39/2016/TT-BGTVT ngày 6/12/2016
  • Công văn số 5662/BGTVT-KHCN 30/05/2018
  • Thông tư 41/2018/TT-BGTVT ngày 30/07/2018
  • Công văn 10988/BGTVT-KHCN ngày 19/11/2019
  • Công văn 7391/TCHQ-GSQL ngày 20/11/2020
  • QCVN 22:2010/BGTVT
  • QCVN 13:2011/BGTVT
  • TCVN 4244:2005

Bộ Giao Thông Vận Tải Việt Nam là đơn vị trực thuộc sẽ kiểm tra, đánh giá về chất lượng xe nâng, được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật. Hàng hóa xe nâng nhập về sẽ được kiểm tra rất nghiêm ngặt về chất lượng. 

Đối với những loại xe nâng cũ, xe nâng Nhật Bãi,… khi kiểm tra chất lượng, tuổi thọ của xe nâng phải còn mới, không quá 10 năm. 

Đối với các loại xe nâng thông thường như xe nâng tay, bàn nâng điện,…bộ GTVT sẽ kiểm tra về mức độ an toàn còn với các dòng xe nâng động cơ (xe nâng dầu, xe nâng điện) sẽ được kiểm tra về nồng độ khí thải và những yếu tố liên quan đến bảo vệ môi trường. 

Bộ hồ sơ nhập khẩu xe nâng 

Những chứng từ thủ tục nhập khẩu xe nâng cần chú ý như:

  • Tờ khai hải quan
  • Hóa đơn thương mại (commercial invoice)
  • Vận đơn (Bill of lading)
  • Danh sách đóng gói (Packing list)
  • Hợp đồng thương mại (Sale contract)
  • Chứng nhận xuất xứ (C/O ) nếu có
  • Catalog (nếu có)
  • Hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng và bảo vệ môi trường.

Quy trình và thủ tục nhập khẩu xe nâng

Khi kiểm tra chất lượng xe nâng thì được chia ra làm hai loại: Xe nâng có động cơ và xe nâng tay để đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn thủ tục nhập khẩu xe nâng.

Quy trình đối với xe nâng gắn động cơ

Đối với xe nâng có gắn động cơ, quy trình đăng kiểm gồm những bước sau:

Quy trình nhập khẩu xe nâng động cơ
Quy trình nhập khẩu xe nâng động cơ

B1: Đăng ký bộ hồ sơ online trên hệ thống một cửa quốc gia

B2: Mang hồ sơ giấy qua cục đăng kiểm đăng ký.

B3: Kiểm tra về tình hình thực tế của loại hàng hóa tại cảng đối với xe nâng đã qua sử dụng. Xe nâng mới có thể bỏ qua bước này mang về kho bảo quản và bổ sung sau.

B4: Chờ đợi để nhận về kết quả phản hồi.

B5. Nếu có chứng thư liên quan thì thì báo cáo lên hệ thống một cửa là đã hoàn thành thủ tục nhập khẩu xe nâng.

Quy trình đối với xe nâng tay

Các dòng xe nâng tay thường có cấu tạo đơn giản, không gắn động cơ nên dễ dàng thông quan hơn khi nhập khẩu. 

Thủ tục nhập khẩu xe nâng tay được thực hiện nhanh chóng hơn với bộ hồ sơ đơn giản.

Những lưu ý cần thiết khi làm thủ tục nhập khẩu xe nâng

  • Theo quy định, xe nâng cũ đã dùng thời gian quá 10 năm không được nhập khẩu 
  • Xe nâng cũ đã bị can thiệp bằng việc lắp ráp, đục số từ nhiều xe nâng khác nhau thì cấm nhập khẩu.
  • Trong khoảng thời gian khi làm thủ tục hải quan, có thể mang hàng về bảo quản.
  • Muốn được thông quan hàng hóa, đơn vị phải nộp thuế theo đúng quy định về luật thuế thông quan với hàng hóa xe nâng. 
  • Tiến hành làm đăng kiểm đối với những dòng xe nâng có động cơ.
  • Xe nâng tay chỉ cần làm kiểm tra chất lượng
Logo Công ty TNHH Công nghiệp Sài Gòn

Được thành lập từ năm 2010, Công ty TNHH Công Nghiệp Sài Gòn (CNSG) đã có nhiều năm kinh nghiệm trong nghành công nghiệp thiết bị nâng hạ, là đối tác của các doanh nghiệp và tập đoàn lớn trong nước như: Vingroup, Viettel,.., Các sản phẩm và dịch vụ của chúng tôi được ủy quyền và nhập khẩu trực tiếp từ các nhà máy sản xuất nên có mức giá cực kỳ ưu đãi dành cho khách hàng.