Ngành sản xuất giày dép thường có đặc thù sản xuất với số lượng rất lớn trong nhà xưởng, do đó cần thêm nhiều nguyên phụ liệu hỗ trợ để việc sản xuất thực hiện nhanh chóng, dễ dàng, đảm bảo được sản phẩm có mức độ thẩm mỹ cao.

Da làm giày

Da thật 

  • Trong số các nguyên phụ liệu ngành sản xuất da giày, da là thành phần quan trọng nhất và được dùng phổ biến với 2 loại chính: da thật ( da thuộc) và giả da.
  • Da thật là loại da tốt nhất, được làm từ da động vật tự nhiên nên thường có mức giá cao nhất.
  • Da thật giúp người dùng thể hiện sự đẳng cấp, thời thượng rất cao cấp nên khiến mọi người mong muốn có được những sản phẩm làm từ da thật. 
  • Da thật còn có cách gọi khác đó là da thuộc, nhờ quá trình thuộc da mà da thật sẽ không bị mục nát theo thời gian, giúp bề mặt da bóng đẹp bền lâu hơn ngay cả sử dụng về lâu dài.
  • Da thật được gọi là da thuộc vì trong quá trình sản xuất giày dép da thật trải qua quá trình thuộc da với mục đích giữ được độ bền, để da tự nhiên của động vật không bị mục nát theo thời gian, có độ thẩm mỹ cao với bề mặt da bóng đẹp, đồng thời có tuổi thọ dùng lâu dài. 

Xem thêm: Quy trình sản xuất áo thun chất lượng

Một số loại da động vật được sử dụng trong ngành da giày:

Giày da bò khi sản xuất giày dép
Giày da bò khi sản xuất giày dép
Da bò
  • Da bò có đặc trưng là lỗ chân lông không khít lại với nhau, có hình tròn thẳng và phân bố đồng đều, rất thích hợp để sản xuất giày dép.
  • Da bò được dùng phổ biến nhất khi làm giày dép.
  • Kết cấu sợi da và hạt da bò mỏng, nhẹ nhưng rất chặt chẽ.
  • Sản phẩm giày dép sau quá trình sản xuất giày dép bằng nguyên liệu da bò dễ bảo quản hơn các loại da khác.
  • Tuổi thọ của giày dép bằng da bò cao hơn các loại da còn lại.
Da dê
  • Da dê dùng nhiều khi sản xuất giày dép cho đối tượng phụ nữ.
  • Có độ thẩm mỹ cao, mềm và nhẹ hơn da bò
  • Có đường vân sần thích hợp cho giày Boot nam nữ,…
  • Da dê có màu nâu hoặc xám tự nhiên rất đặc trưng, là màu cơ bản nên dễ phối đồ.
Da trâu
  • Da trâu có đặc tính chất da mềm và nhão hơn da bò nhưng lố chân lông to, số lỗ ít.
  • Bề mặt da trâu thường sần sùi, không đẹp và mịn bóng như da bò.
  • Da trâu có độ bền theo thời gian, được lựa chọn vì tương đối chắc chắn.
Da lợn
  • Da lợn được dùng phổ biến trong sản xuất giày dép, nhất là đối với giày dép phụ nữ.
  • Chất da lợn dễ dàng chấp nhận mọi loại thuốc nhuộm đủ màu sắc, giúp tạo nên những kiểu dáng đa dạng, màu sắc phong phú.

Giả da 

Chất liệu giả da thường được làm từ chất liệu nhân tạo, có vẻ ngoài giống như da thật nên dùng làm lớp lót trong và mũi giày khi sản xuất giày dép.

Giày thể thao chất liệu Simili khi sản xuất giày dép
Giày thể thao chất liệu Simili khi sản xuất giày dép
Simili
  • Chất liệu Simili được dệt kim bằng sợi Polyester, là tên gọi cho các sản phẩm giả da.
  • Sau khi được dệt sợi Polyester, chất liệu Simili sẽ được nhuộm thêm 1 đến 2 lớp nhựa PVC.
  • Chất liệu Simili có thể tạo sự liên kết giữa tấm vải và lớp nhựa.
  • Tấm liên kết Simili được đưa qua công đoạn tạo vân trên bề mặt và cuối cùng là nhuộm màu giúp cho sản phẩm trơn láng và đẹp hơn.
  • Simili thường cứng, dễ bám bẩn và khó lau chùi nên thường dùng để sản xuất giày dép có giá thành thấp.
Da PU
  • Da PU còn có tên gọi là da nhựa dẻo, nhựa tổng hợp hay da nhựa mềm.
  • Da PU thực chất chính là Simili đã được phủ lên lớp nhựa.
  • Khi được bổ sung tính chất của nhựa PU, da PU mềm gần giống da thật, dễ bảo quản, dễ lau chùi, có độ bền cao hơn simili.
  • Chất liệu da PU khá tốt, dẻo và bền, giá thành cũng rất rẻ, chỉ bằng một nửa so với da thật.
  • Da PU cũng có thể dùng để sản xuất giày dép chất lượng cao, sử dụng cho các bộ phận phổ biến như: đế trong giày, đế ngoài giày, lớp lót giày, gót giày, hoặc phần thân giày.

Khám phá quy trình sản xuất sữa chua

Đế giày

Đế giày chất liệu PVC khi sản xuất giày dép
Đế giày chất liệu PVC khi sản xuất giày dép
Ðế PVC
  • Hỗn hợp của PVC với các chất khác như PU, cao su, Nitrile, … giúp cung cấp các loại đế có độ bền cao khi mang đồng thời có nhiều thuộc tính tốt .
  • Khả năng chống vỡ, chống trơn trượt của đế giày phụ thuộc vào hàm lượng chất dẻo hóa.
  • So với các chất liệu làm để khác, chất liệu PVC khi làm đế thường có giá thành rẻ hơn.
Ðế EVA
  • Đế EVA là một polymer đồng trùng hợp vinylacetate và etylen.
  • Ưu điểm của loại đế EVA này là nhẹ, thích hợp làm giày dép cho cả nam và nữ.
Ðế PU
  • Đế PU là chất liệu đế được đánh giá là năng động nhất.
  • Ðế PU rất bền, nhẹ, khả năng chống trượt tốt.
  • Thành phần cơ bản của nó là một hợp chất di-isocyanate và polyhydroxyl.
  • Ðế PU có 2 loại polyether hoặc polyester.
  • Polyester PU có độ bền căng hơn là đế PU polyether.
Ðế cao su nhiệt dẻo (TPR)
  • Loại đế cao su nhiệt dẻo này có các thuộc tính của cao su và có thể được đúc phun.
  • Các loại đế TPR có độ chống xé và khi sản xuất giày dép mang rất tốt, chống được sự gãy vỡ ở nhiệt độ thấp.
Ðế cao su lưu hóa
  • Chất liệu cao su trở nên phong phú nhờ vào phương pháp lưu hóa.
  • Khả năng bó sát và ôm chân còn hạn chế.
  • Sau một thời gian sử dụng giày dép sản xuất đế cao su lưu hóa thường mất đi độ đàn hồi ban đầu.

Gót và mặt gót

Gót
  • Tùy thuộc vào thiết kế và kiểu dáng, các loại giày da thường có nhiều loại gót khác nhau.
  • Các chất liệu làm nên gót cần đáp ứng được khả năng chống va chạm, không mềm, nứt và không được giòn trong quá trình dán và mang dép.
  • Gót da ép được làm bằng cách ép nhiều sợi cứng hoặc nhiều lớp da khác nhau, một số loại gót khi sản xuất giày dép còn kết hợp cả 2 loại này với nhau.
  • Gót gỗ hoặc gót làm bằng da cũng được làm với độ dày khoảng 1cm.
Mặt gót
  • Phần tiếp xúc đất của gót bị mòn nhanh chóng trong quá trình sử dụng, do đó người ta phải thêm vào phần gọi là mặt gót để tránh hoặc giảm thiểu sự mòn gót.
  • Trong quá trình sử dụng, phần gót tiếp xúc nhiều với đất thường sẽ bị mòn do đó khi sản xuất giày dép, những người thợ thường sẽ thêm phần mặt gót giúp giảm thiểu độ ăn mòn này.
  • Chất liệu để làm mặt gót phải không giãn hoặc gây trượt, có độ bền và mức độ chống mài mòn.
  • Chất liệu từ PU được sử dụng rộng rãi với giày có diện tích mặt gót nhỏ, đặc biệt đối với giày nữ.
  • Chất liệu mặt gót bằng vật liệu PE hoặc Nylon có giá rẻ nhưng dễ gây trượt.
  • Chất liệu polypropylen và cao su nhiệt dẻo thường được sử dụng trong mặt gót giày nam.

Các loại keo dán

Mủ sao su
  • Keo mủ cao su này được sử dụng để tạo sự kết dính tạm thời trước khi thực hiện các bước may trong quy trình sản xuất giày dép.
  • Mủ cao su gồm có hai loại: tan trong các dung môi như Gasoline, Benzen,.. và tan trong nước.
Keo dán Polychloroprene
  • Loại keo dán Polychloroprene này thường được sử dụng để dán da cho vị trí mũi giày vào đế cao su hoặc đế da.
Keo dán Polyurethane (keo dán PU)
  • Keo dán PU( Polyurethane ) thường sử dụng để mũi giày và dán đế với vật liệu bất kỳ như da, nhựa, giả da,…
Keo dán nóng chảy
  • Keo dán nóng chảy sử dụng phương pháp đốt cháy để làm nóng keo, keo khi được nóng chảy sẽ được trét lên các chi tiết cần dán.
  • Keo dán nóng chảy khi sản xuất giày dép không độc hại, không mùi và độ kết dính cao.
Logo Công ty TNHH Công nghiệp Sài Gòn

Được thành lập từ năm 2010, Công ty TNHH Công Nghiệp Sài Gòn (CNSG) đã có nhiều năm kinh nghiệm trong nghành công nghiệp thiết bị nâng hạ, là đối tác của các doanh nghiệp và tập đoàn lớn trong nước như: Vingroup, Viettel,.., Các sản phẩm và dịch vụ của chúng tôi được ủy quyền và nhập khẩu trực tiếp từ các nhà máy sản xuất nên có mức giá cực kỳ ưu đãi dành cho khách hàng.