Top 15 Xu Hướng Trong Ngành Thương Mại điện Tử Toàn Cầu | CNSG

Top 15 Xu Hướng Trong Ngành Thương Mại điện Tử Toàn Cầu | CNSG

Top 15 xu hướng trong ngành thương mại điện tử toàn cầu

Ngày đăng: 15/04/2024

Không thể bỏ qua những xu hướng trong ngành thương mại điện tử để các doanh nghiệp bắt kịp thời đại và không bị bỏ lại phía sau so với đối thủ cạnh tranh.

Với sự phát triển đầy tiềm năng trong lĩnh vực công nghệ và sự thay đổi không ngừng trong hành vi của người tiêu dùng, ngành thương mại điện tử đang chứng kiến một cuộc cách mạng đáng kể. Trong bối cảnh môi trường kinh doanh ngày càng cạnh tranh và nhu cầu mua sắm trực tuyến tăng cao, các doanh nghiệp không thể bỏ qua những xu hướng mới và độc đáo trong ngành thương mại điện tử. Cùng CNSG tìm hiểu top 15 xu hướng trong ngành thương mại điện tử toàn cầu qua bài viết dưới đây.

Top 15 xu hướng trong ngành thương mại điện tử toàn cầu
Top 15 xu hướng trong ngành thương mại điện tử toàn cầu

1. Social Commerce (Thương mại xã hội)

Là hình thức thương mại kết hợp giữa các mạng xã hội và thương mại điện tử. Bằng cách sử dụng các trang mạng xã hội như Facebook, Zalo, Instagram, Tiktok,… doanh nghiệp quảng bá và bán sản phẩm hoặc dịch vụ của mình.

Theo Statista, dự kiến doanh số của Social Commerce trên toàn cầu đạt 958 tỷ USD vào năm 2022. Những chuyên gia kinh tế cũng dự đoán giá trị này sẽ tăng lên khoảng 2,9 nghìn tỷ USD vào năm 2026.

2. Trải nghiệm mua sắm ảo (Virtual Shopping Experience)

Công nghệ thực tế ảo (VR) được tích hợp vào trải nghiệm mua sắm
Công nghệ thực tế ảo (VR) được tích hợp vào trải nghiệm mua sắm

Công nghệ thực tế ảo (VR) và thực tế tăng cường (AR) được tích hợp vào trải nghiệm mua sắm, cho phép người tiêu dùng xem và tương tác với sản phẩm một cách sống động từ xa. Trải nghiệm mua sắm ảo mang đến cảm giác gần gũi như mua sắm trực tiếp và có tiềm năng thúc đẩy tỷ lệ chuyển đổi và trung thành của khách hàng. Đây là xu hướng trong ngành thương mại điện tử đang rất được đông đảo khách hàng đón nhận.

3. Nền tảng livestream mua sắm (Livestream Shopping)

Công nghệ thực tế ảo (VR) được tích hợp vào trải nghiệm mua sắm
Xu hướng kết hợp mua sắm trực tuyến với video livestream

Xu hướng kết hợp mua sắm trực tuyến với video livestream, nơi người bán giới thiệu và giới thiệu sản phẩm trực tiếp cho khách hàng thông qua video trực tuyến. Livestream shopping đang ngày càng phổ biến, đặc biệt tại các thị trường châu Á như Trung Quốc và Đài Loan.

4. Trả hàng và hoàn tiền tự động (Automated Returns and Refunds)

Các doanh nghiệp ngày càng chú trọng đến trải nghiệm khách hàng và xu hướng cung cấp quy trình trả hàng và hoàn tiền tự động. Điều này giúp giảm thiểu thời gian và công sức cho khách hàng khi muốn trả hàng hoặc nhận hoàn tiền.

5. Personalization and Customization (Tùy chỉnh và cá nhân hóa)

Xu hướng này tập trung vào việc cung cấp trải nghiệm mua sắm cá nhân hơn cho từng khách hàng. Các doanh nghiệp thương mại điện tử sử dụng công nghệ và dữ liệu để tùy chỉnh quảng cáo, gợi ý sản phẩm, và cung cấp nội dung phù hợp với sở thích, hành vi mua hàng và lịch sử giao dịch của từng khách hàng. Điều này giúp tăng khả năng chuyển đổi và tạo sự hài lòng và trung thành cho khách hàng.

6. Conversational Commerce (Thương mại đối thoại) 

Conversational Commerce
Conversational Commerce

Là hình thức thương mại điện tử trên di động, nền tảng này kết hợp khả năng trao đổi giữa người bán và người mua thông qua các ứng dụng nhắn tin như Facebook Messenger, Zalo, Viber,…

Theo báo cáo từ Decision Lab và Facebook, khoảng 53% người tiêu dùng trực tuyến trên thế giới đến từ thị trường thương mại đối thoại, trong đó Facebook Messenger là kênh phổ biến nhất.

7. Mobile Commerce (Thương mại di động) 

xu hướng trong ngành thương mại điện tử, chỉ cần sử dụng thiết bị di động không dây như điện thoại di động hoặc máy tính để thực hiện các giao dịch trực tuyến.

Vào cuối năm 2021, xu hướng thương mại điện tử này chiếm 54% tổng doanh thu thị trường thương mại điện tử theo báo cáo từ Adjust.

8. Bán hàng đa kênh

Là mô hình tiếp cận đa kênh (mạng xã hội, nền tảng thương mại điện tử, trang web thương mại điện tử,…) để tạo ra trải nghiệm mua sắm tiện lợi và linh hoạt cho khách hàng, bất kể ở đâu, khi nào và sử dụng kênh nào.

Theo Statista, số doanh nghiệp thương mại điện tử tin rằng đây là chiến lược cần thiết để hoạt động kinh doanh vào các năm tới lên tới 47%.

9. MGM/KOL/KOC 

xu hướng trong ngành thương mại điện tử phổ biến nhất và có tầm ảnh hưởng rất cao:

  • MGM (Members get Member): khách hàng cũ nhận phần thưởng khi giới thiệu thành công sản phẩm cho một khách hàng mới sử dụng.
  • KOL (Key Online Leaders): Các doanh nghiệp hợp tác với những người có tầm ảnh hưởng trong lĩnh vực cụ thể trên mạng xã hội để thúc đẩy bán hàng.
  • KOC (Key Opinion Consumers): Đây là những khách hàng có tầm ảnh hưởng quan trọng nhất trên thị trường. KOC chia sẻ ý kiến khách quan và kiến ​​thức chuyên môn đáng tin cậy, từ đó có ảnh hưởng mạnh mẽ đến quyết định mua của người tiêu dùng.

Tiktok, Facebook và Youtube là 3 nền tảng thương mại điện tử phổ biến để áp dụng chiến lược MGM/KOL/KOC, xu hướng trong ngành thương mại điện tử này có thể mang lại hiệu quả cao trong việc tiếp thị. Theo AsiaPac, sử dụng MGM/KOL/KOC có thể tăng tỷ lệ chuyển đổi lên 60%.

10. Headless Ecommerce

Đây là một kiểu thương mại điện tử đặc biệt. Để hiểu đơn giản, trang web thương mại điện tử thông thường bao gồm hai phần chính:

  • Back-end: Là hệ thống dữ liệu (database) và công cụ quản lý nội dung, công cụ thiết kế và các công cụ khác để phát triển chức năng cho trang web.
  • Front-end: Là phần giao diện hiển thị nội dung được tạo ra bởi back-end dưới dạng khung HTML. Đây là phần người xem tiếp xúc và tương tác trực tiếp khi truy cập trang web.

Headless Ecommerce tách rời hai phần này, cho phép các doanh nghiệp tùy chỉnh và quản lý nội dung trên front-end một cách linh hoạt và đa dạng hơn.

Xu hướng trong ngành thương mại điện tử này là một cách tiếp cận mà phần front-end và back-end hoạt động độc lập và tách biệt nhau. Chúng được kết nối thông qua hệ thống API để chuyển thông tin từ back-end đến front-end khi cần thiết.

Theo khảo sát của Magento tại Adobe Summit 2020, 83,7% doanh nghiệp đang đầu tư và lên kế hoạch chuyển đổi sang “headless commerce” cho dự án của họ.

11. Short Video Commerce (Video thương mại ngắn)

Short Video Commerce đang là xu hướng trong ngành thương mại điện tử nổi bật.
Short Video Commerce đang là xu hướng trong ngành thương mại điện tử nổi bật.

Đây đang là xu hướng trong ngành thương mại điện tử, rất phổ biến trên mạng xã hội, đặc biệt là qua các loại hình story 24h trên các nền tảng như Facebook, Instagram và video Tiktok. Điều này đẩy mạnh hành vi mua sắm của người tiêu dùng, đặc biệt là giới trẻ.

Theo Statista, dự kiến vào năm 2022, xu hướng video trực tuyến sẽ chiếm 82% tổng lưu lượng truy cập Internet của người tiêu dùng, tăng gấp 15 lần so với năm 2017, là một trong những xu hướng thương mại điện tử dẫn đầu trong thời gian tới.

12. Green Consumerism (Tiêu dùng xanh)

Tiêu dùng xanh
Tiêu dùng xanh

Là hành vi mua sắm các sản phẩm thân thiện với môi trường hoặc ít gây hại cho môi trường, đồng thời không gây hại hoặc ít gây hại cho sức khỏe của người tiêu dùng.

13. Buy Now – Pay Later (Mua trước trả sau) 

Là hình thức mua sắm khi người dùng có thể mua hàng và trả góp trong một khoảng thời gian cụ thể. Xu hướng này đã được thành công áp dụng bởi một số thương hiệu như MAC (Makeup Art Cosmetics) và Narciso Rodriguez tại Việt Nam.

Người tiêu dùng ngày nay thường ưa thích sử dụng thẻ tín dụng với dịch vụ “mua trước, trả sau” khi thanh toán. Các dịch vụ như Affirm, Afterpay, Klarna và PayPal Credit đã trở nên phổ biến, cho phép người tiêu dùng thanh toán trả góp trong vài tuần mà không phải chịu lãi suất. Thống kê cũng cho thấy có đến 60% người tiêu dùng trên toàn cầu đã sử dụng dịch vụ này.

14. D2C/DTC (Direct To Customer – bán hàng trực tiếp) 

Là xu hướng thương mại điện tử phổ biến, cho phép doanh nghiệp trực tiếp cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ đến người tiêu dùng mà không qua các đơn vị trung gian. Nghiên cứu từ Barclay cho thấy chiến lược DTC hiệu quả có thể tăng doanh thu lên đến 13 tỷ bảng Anh trong 5 năm tới.

15. Thương mại điện tử bằng giọng nói (Voice Commerce)

Với sự phát triển của trợ lý ảo như Amazon Alexa, Google Assistant và Apple Siri, thương mại điện tử bằng giọng nói đang trở nên ngày càng phổ biến. Người tiêu dùng có thể thực hiện các giao dịch mua hàng thông qua lệnh giọng nói, giúp tăng tính tiện lợi và trải nghiệm người dùng tương tác trực tiếp.

Lời kết

Trên đây là toàn bộ Top 15 xu hướng trong ngành thương mại điện tử toàn cầu mà CNSG muốn chia sẻ với bạn. Người tiêu dùng ngày càng có xu hướng mua sắm trực tuyến và thay đổi từ quy trình truyền thống sang trao nhận trực tuyến. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp phải nhanh chóng cập nhật xu hướng và cải thiện trang thương mại điện tử để cạnh tranh hiệu quả trong thị trường ngày càng cạnh tranh. Chúng tôi hi vọng bạn đã tìm thấy thông tin hữu ích qua bài viết trên! 

Nếu bạn đang tìm kiếm các giải pháp vượt trội cho công việc vận hành, hãy liên hệ với CNSG ngay hôm nay. Chúng tôi chuyên cung cấp xe nâng điện hiệu quả, chất lượng và an toàn, đồng thời còn cung cấp ắc quy xe nâng đảm bảo khả năng hoạt động liên tục và bền bỉ cho xe của bạn. Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ hotline 0987.115.148 để được giải đáp nhanh nhất!

Logo Công ty TNHH Công nghiệp Sài Gòn

Được thành lập từ năm 2010, Công ty TNHH Công Nghiệp Sài Gòn (CNSG) đã có nhiều năm kinh nghiệm trong nghành công nghiệp thiết bị nâng hạ, là đối tác của các doanh nghiệp và tập đoàn lớn trong nước như: Vingroup, Viettel,.., Các sản phẩm và dịch vụ của chúng tôi được ủy quyền và nhập khẩu trực tiếp từ các nhà máy sản xuất nên có mức giá cực kỳ ưu đãi dành cho khách hàng.