Xuất Khẩu Thuỷ Sản Liệu Còn Là Ngành Mũi Nhọn Của Việt Nam

Xuất Khẩu Thuỷ Sản Liệu Còn Là Ngành Mũi Nhọn Của Việt Nam

Xuất khẩu thuỷ sản liệu còn là ngành mũi nhọn của Việt Nam?

Ngày đăng: 15/04/2024

Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam - ngôi sao năm nào có còn tỏa sáng trên thị trường thủy hải sản quốc tế và giữa bối cảnh hiện đại ngày nay

Thời kỳ công nghiệp 4.0 hiện nay lại mở ra nhiều cơ hội cho các ngành công nghiệp thiên về kỹ thuật, “liệu những ngành như xuất khẩu thủy sản có còn “chỗ đứng” trong nền kinh tế nước nhà?” luôn là câu hỏi nhận được nhiều sự quan tâm. Bài viết sau đây của chúng tôi sẽ cùng quý độc giả tìm thấy đáp án cho câu hỏi trên.  

xuat-khau-thuy-san
Xuất khẩu thủy sản tại Việt Nam

Những vị khách lớn của ngành xuất khẩu thủy sản tại Việt Nam

Xuất khẩu thủy sản sang Mỹ

Các mặt hàng nhập từ Việt Nam vào Mỹ rất đa dạng, không chỉ là dệt may, da giày mà còn có các sản phẩm từ nông, thủy hải sản. Cá tra, cá ngừ và tôm là 3 loại mặt hàng xuất khẩu mạnh nhất sang Mỹ. Tính đến 9/2021, lượng tôm xuất khẩu sang Mỹ tăng 22% (28% tỷ trọng); xuất khẩu cá tra tăng 43% và cá ngừ tăng 8% (43,5% tỷ trọng)

Thị trường xuất khẩu thủy sản EU 

Thị trường này được xem là nguồn tiêu thụ dồi dào nhiều mặt hàng thủy, hải sản của Việt Nam như: tôm, cá ngừ, cá hồi, cá tuyết, cá minh thái… ước tính nhu cầu nhập khẩu thủy sản vào EU lên đến 50 tỷ USD/năm. Theo Cục Xuất nhập khẩu, trong nửa đầu năm 2021, tổng giá trị xuất khẩu đã đạt khoảng 485,3 triệu USD và tăng 20% so với cùng kỳ năm 2020, chiếm 11,8% thị phần trong tổng kim ngạch xuất khẩu.

Trung Quốc – thị trường xuất khẩu thủy sản lớn

Quốc gia đông dân này được xem là thị trường tiêu thụ thủy hải sản lớn nhất của Việt Nam từ trước đến nay khi luôn chiếm trên 25% tổng sản lượng xuất khẩu. Tuy nhiên đến năm 2021 lại có dấu hiệu suy giảm do tác động của covid-19

Cụ thể, trong 4 tháng đầu năm, xuất khẩu mặt hàng thuỷ sản sang Trung Quốc giảm gần 11%, các tháng kế tiếp đều tiếp tục giảm sâu đạt mức 22%. Mặt hàng tôm giảm mạnh nhất là 35%, tiếp theo là cá biển (trừ cá ngừ) giảm 23%, cá tra giảm 5%.  

xuat-khau-thuy-san
Xuất khẩu thủy hải sản sang các thị trường lớn

Để tiếp tục giữ vững phong độ như hiện nay, các doanh nghiệp Việt Nam cần nắm rõ một vài đặc điểm về ưu, nhược, những cơ hội trong tương lai cũng như một vài biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu của ngành dưới đây để đảm bảo duy trì hoạt động lâu dài và hiệu quả. 

Ưu và nhược điểm của ngành xuất khẩu thủy sản tại Việt Nam

Ưu điểm ngành xuất khẩu thủy sản

  • Nguồn cung dồi dào, xuất khẩu đa dạng nhiều loại mặt hàng: tôm, mực, cá ba sa, cá hồi, cá thu….
  • Các doanh nghiệp xuất khẩu tận dụng, khai thác tốt các hiệp định thương mại tự do (FTA) để thúc đẩy sản xuất và xuất khẩu thủy sản
  • Có nhiều lợi thế về nguồn tài nguyên sông, hồ, biển và rừng ngập mặn 
  • Nguồn lao động dồi dào, sức khoẻ tốt, có truyền thống lao động siêng năng và tay nghề cao, tiếp thu áp dụng nhanh chóng các tiến bộ khoa học công nghệ
  • Xuất khẩu thuỷ sản là ngành kinh tế mũi nhọn, được ưu tiên phát triển trong nền kinh tế quốc dân
  • Cơ cấu sản xuất, xuất khẩu thủy hải sản đang dần thay đổi với những giống thủy hải sản đảm bảo về chất lượng, kích cỡ mang lại giá trị kinh tế cao.

Nhược điểm của ngành xuất khẩu thủy sản

  • Việc nuôi trồng, xuất khẩu thủy hải sản còn chưa đảm bảo cho các khu vực liên quan, gây nên nhiều tác động tiêu cực đến hệ sinh thái.
  • Sự chênh lệch về sản lượng, chất lượng, trình độ tổ chức giữa khu vực sản xuất nguyên liệu và khu vực chế biến xuất khẩu.
  • Trình độ quản trị của các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam còn thấp so với đối thủ cạnh tranh
  • Vấn đề thương hiệu còn hạn chế khi các mặt hàng xuất khẩu đa số chỉ thông qua một bên nhập khẩu trung gian, chưa tạo được uy tín thương hiệu riêng.

Cơ hội của ngành xuất khẩu thủy sản trong tương lai

Mặc dù còn tồn tại nhiều khó khăn và thách thức nhưng tiềm năng cho ngành xuất khẩu thủy sản trong tương lai vẫn còn rất lớn bởi đây luôn là một trong những ngành mũi nhọn của nền kinh tế Việt Nam, các mặt hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam vẫn không ngừng tăng mạnh và phát triển nhảy vọt. 

Theo các chuyên gia nhận định, trong năm vài năm tiếp theo đây, thị trường tôm đông lạnh xuất khẩu sẽ tiếp tục tăng mạnh nhờ vào chính sách tiêm chủng diện rộng và các gói hỗ trợ phục hồi sau đại dịch covid-19 của Chính phủ. Việc tạo nhiều điều kiện thuận lợi, nới lỏng các biện pháp giãn cách cũng mở ra nhiều cơ hội hơn cho các doanh nghiệp xuất khẩu trong nước.

xuat-khau-thuy-san
Cơ hội xuất khẩu thủy hải sản Việt Nam

Sau đại dịch, nhu cầu tiêu thụ các mặt hàng thủy hải sản của thế giới cũng tiếp tục tăng lên sau các nhu cầu về may mặc, điện tử hay năng lượng. Bên cạnh đó tác động của Covid-19 cũng khiến nhu cầu của nhiều người tiêu dùng hướng đến xu hướng ưa chuộng thực các sản phẩm chế biến sẵn, đông lạnh, phù hợp với các món ăn nhanh gọn, tiện lợi. 

Do đó, các mặt hàng xuất khẩu thủy, hải sản đông lạnh của Việt Nam có thể tận dụng cơ hội này để tiếp tục phát triển trong tương lai.

Đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản tại Việt Nam cần làm gì?

Một số phân tích nêu trên cũng cho thấy rằng dù đang ở thời đại khoa học công nghệ 4.0 nhưng ngành xuất khẩu thủy sản vẫn không hề lép vế trước các đối thủ khác mà còn có tiềm năng phát triển mạnh trong tương lai. 

Tuy nhiên, các yếu tố ngoại tác vẫn luôn tạo nên nhiều thử thách và khó khăn với ngành, do đó các doanh nghiệp cần đề ra một số giải pháp nhanh chóng, hiệu quả nhằm đẩy mạnh xuất khẩu trong các giai đoạn tiếp theo như sau:

  • Nâng cao cạnh tranh về chất lượng của mặt hàng thuỷ sản bởi các mặt hàng Xuất khẩu còn chủ yếu dưới dạng thô, giá thành cao nhưng chưa đáp ứng về chất lượng sản phẩm
  • Đầu tư nâng cấp hệ thống máy móc thiết bị, áp dụng nhiều máy móc hiện đại vào khâu sản xuất, chế biến, vận chuyển để tiết kiệm sức người nhưng vẫn mang lại hiệu quả cao
  • Tăng cường liên doanh, liên kết giữa các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu thuỷ sản trong và ngoài nước để nâng cao trình độ quản lý và học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau. 
  • Kiến nghị ban hành thêm nhiều chính sách đảm bảo cho cả sản xuất, xuất khẩu lẫn bảo vệ môi trường sinh thái để vừa mang lại nhiều giá trị kinh tế vừa không gây thiệt hại tài nguyên quá nhiều nhất là đối với xuất khẩu cá tra.
  • Đẩy mạnh cá nhân hóa thương hiệu, nâng cao danh tiếng và uy tín cho các dòng sản phẩm cao cấp, chất lượng để nhiều bạn bè quốc tế biết đến.

Nhìn chung, thị trường xuất khẩu thủy hải sản Việt Nam đã và đang phát triển ổn định và dự đoán sẽ đạt được nhiều thành tựu nổi bật trong tương lai. Bên cạnh những chính sách hỗ trợ của Chính phủ cũng như sự nỗ lực không ngừng nghỉ của các doanh nghiệp xuất khẩu là sự đóng góp, phối hợp của các doanh nghiệp đối tác về chế biến hay cung cấp thiết bị máy móc cũng góp một phần trong sự thành công của cả ngành xuất khẩu thủy sản.  

Một trong những đơn vị chuyên cung cấp các thiết bị vận chuyển, bốc dỡ hàng hóa nổi tiếng nhất hiện nay phải kể đến Đại lý xe nâng hàng nhập khẩu giá rẻ – CNSG. Doanh nghiệp chuyên cung cấp những dòng xe nâng chất lượng hàng đầu đến từ Nhật Bản, Mỹ, Trung Quốc, Hàn Quốc….với các thương hiệu xe nâng giá rẻ của Trung Quốc đến các thương hiệu xe nâng Nhật Bãi được nhiều doanh nghiệp ưa chuộng. Để biết thông tin chi tiết, bạn vui lòng truy cập https://xenangnhapkhau.com/ hoặc liên hệ qua hotline 0987.115.148 để được tư vấn cụ thể. 

Logo Công ty TNHH Công nghiệp Sài Gòn

Được thành lập từ năm 2010, Công ty TNHH Công Nghiệp Sài Gòn (CNSG) đã có nhiều năm kinh nghiệm trong nghành công nghiệp thiết bị nâng hạ, là đối tác của các doanh nghiệp và tập đoàn lớn trong nước như: Vingroup, Viettel,.., Các sản phẩm và dịch vụ của chúng tôi được ủy quyền và nhập khẩu trực tiếp từ các nhà máy sản xuất nên có mức giá cực kỳ ưu đãi dành cho khách hàng.