Nhà máy gạch sản xuất gạch nung như thế nào? Nguyên liệu chính là gì? “Bí kíp” để nhà máy gạch sản xuất gạch nung có màu đỏ đẹp tự nhiên thế nào? Hãy cùng CNSG tìm hiểu ngay dưới bài viết này!
Quy trình sản xuất gạch nung
Quy trình chung
- Bước 1: Chuẩn bị và sơ chế nguyên liệu đất sét
- Bước 2: Nhào trộn nguyên liệu tạo gạch mộc
- Bước 3: Vận chuyển gạch mộc lên trại phơi.
- Bước 4: Nung gạch trước khi ra thành phẩm.
- Bước 5: Phân loại và vận chuyển sản phẩm vào kho chứa.
Chuẩn bị nguyên liệu
- Gạch nung trong nhà máy gạch được sản xuất bằng nguyên liệu chính là đất sét, trong nguyên liệu này có chứa khoáng alumosilicat ngậm nước có đặc tính với độ co, độ dẻo, độ phân tán và có khả năng chịu nhiệt, chịu lửa tốt.
- Để lấy được phần đất sét tốt, trước khi khai thác cần xới để bỏ lớp đất nền ở phía bên trên bằng sự hỗ trợ của thiết bị máy xúc, máy ủi.
- Để tăng sự dẻo dai và tính hài hòa của đất sét cần tiến hành ngâm ủ đất sét trong kho ủ.
- Sau khi được ngâm ủ theo thời gian và chỉ tiêu quy định, đất sét lấy từ trại chứa sẽ được xúc và đổ vào thùng tiếp liệu nhằm tiến hành công đoạn sơ chế trong khu vực nhà máy gạch.
- Thực hiện công đoạn sơ chế với các bước như: Tiếp liệu → Tách đá → Nghiền thô →Nghiền tinh.
Xem thêm: Quy trình sản xuất oto
Nhào trộn đất sét
Lý do cần nhào trộn |
|
Máy móc cần dùng |
|
Cách thực hiện |
|
Phơi sấy
Mục đích phơi sấy |
|
Phơi sấy tự nhiên |
|
Sấy bằng lò sấy tuynel |
|
Nung gạch
Giai đoạn nung gạch sau khi gạch mộc đã khô và có độ cứng nhất định sẽ quyết định phần lớn đến chất lượng sản phẩm của toàn bộ mẻ gạch.
Quy trình nung gạch được thực hiện qua 3 giai đoạn chính là xếp phôi, đốt nóng và nung.
Xếp phôi |
|
Đốt nóng |
|
Nung |
|
Làm nguội và ra lò
Quá trình làm nguội sản phẩm gạch nung phải được thực hiện từ từ để tránh trường hợp làm lạnh đột ngột gây nứt sản phẩm.
Thành phẩm gạch nung sau khi đã được làm nguội trong nhà máy gạch có thể cho ra lò, chuẩn bị sẵn sàng để trở thành vật liệu xây dựng.
Cách chọn gạch nung phù hợp với công trình.
Để lựa chọn loại gạch nung phù hợp phụ thuộc vào nhiều yếu tố, có thể lựa chọn gạch nung cụ thể cho từng công trình, mục đích sử dụng, cần quan tâm đến khí hậu địa phương và kết cấu chung của công trình, khả năng tài chính,…để lựa chọn chính xác.
Sử dụng gạch đặc
- Gạch dạng khuôn đặc có màu đỏ tự nhiên với kích thước phổ biến là 220x105x55 mm.
- Ưu điểm của gạch đặc là có mức độ cứng, chắc đồng thời chịu lực rất tốt để góp phần tạo nên những kết cấu vững chắc, có độ bền cao.
- Gạch đặc được dùng để ứng dụng trong xây dựng kết cấu móng tường, móng nhà, lanh tô, nhà tắm, bể nước, nhà vệ sinh.
- Gạch đặc có trọng lượng nặng và độ bền cao, tăng khả năng cứng cáp nên rất kiên cố và vững chãi, sử dụng lâu dài với tuổi thọ lâu năm.
- Gạch đặc được sản xuất trong nhà máy gạch tốn kém nhiều nguồn nhiên liệu do đó có giá thành cao hơn so với những loại gạch khác.
- Gạch đặc thường dùng ở những khu vực có điều kiện khí hậu khắc nghiệt, có lượng gió trong năm lớn, lượng mưa trong năm cao như những vùng Ninh Thuận, Bình Thuận, vùng đồng bằng ven biển, khu vực miền Trung,…
Sử dụng gạch lỗ
- Gạch lỗ thường là loại gạch 2 lỗ, 4 lỗ hay 6 lỗ có nhiều kích thước đa dạng phục vụ cho những mục đích xây dựng khác nhau.
- Gạch lỗ có khả năng chịu lực, khả năng chống thấm kém, thường dùng vị trí nội thất, các vách ngăn, tường ở vị trí trong nhà.
- Gạch lỗ dùng trong xây nhà ở khu vực có điều kiện thời tiết, khí hậu ôn hòa như khu vực Tây Nguyên, khu vực miền Nam, những nơi có vị trí xa biển, ít gió,…