Sản xuất tạo nên các mặt hàng, sản phẩm, dịch vụ,..là những mặt hàng thiết yếu sử dụng trong đời sống hằng ngày. Vậy sản xuất là gì? Có các yếu tố nào trong sản xuất? Các khái niệm liên quan đến sản xuất là những khái niệm gì? Hãy cùng CNSG tìm hiểu ngay dưới bài viết này!

Production Line GIF by SwagUp

Sản xuất là gì?

Sản xuất hay sản xuất của cải vật chất tiếng Anh được gọi là Manufacturing.

Nhà máy sản xuất điều hòa
Nhà máy sản xuất điều hòa

Sản xuất là một quá trình làm ra sản phẩm để sử dụng, diễn ra trong các hoạt động kinh tế của con người, là sự kết hợp của 4 yếu tố chính là đất đai, lao động, vốn và nguyên liệu.

Xem thêm: Nhà máy sản xuất gạch nung thế nào? 

Các yếu tố trong sản xuất

Nhà xưởng xây trên đất để sản xuất
Nhà xưởng xây trên đất để sản xuất
Yếu tố Đặc điểm Ví dụ
Đất
  • Là yếu tố đầu tiên làm nền móng của sản xuất.
  • Được biết đến dưới nhiều hình thức như đất nông nghiệp, bất động sản, hoạt động thương mại, các tài nguyên có sẵn trên mảnh đất,…
  • Chi phí cho việc sử dụng đất là địa tô
  • Các tài nguyên có sẵn trong lòng đất như khí đốt, dầu mỏ, than đám,…
  • Đất nông nghiệp để trồng các loại cây hóa màu, cây ăn quả, cây nông nghiệp, cây công nghiệp, lâm nghiệp,…
  • Đất mặt bằng, mặt tiền để kinh doanh, buôn bán, mặt bằng mở công ty, doanh nghiệp, xí nghiệp,…
  • Kho xưởng, nhà máy sản xuất được xây dựng trên đất,…
  • Cơ sở hạ tầng như bệnh viện, trường học,…
  • Các công ty sản xuất hàng tiêu dùng, tạp hóa, bách hóa,… xây dựng trên nền đất.
Lao động
  • Lao động nhằm tác động, biến đổi các vật chất tự nhiên thành những vật phẩm, sản phẩm.
  • Là nỗ lực của cá nhân hoặc sự hợp tác của một tập thể để cùng nhau tạo ra sản phẩm, dịch vụ đưa ra thị trường.
  • Đối với nền công nghiệp truyền thống: Lao động chưa đòi hỏi quá nhiều bằng cấp, chưa qua đào tạo, chỉ cần có kỹ năng thực hiện công việc.
  • Đối với công nghiệp hiện đại 4.0: quy trình tự động hóa với sự kết hợp của yếu tố lao động và các loại máy móc do đó có yêu cầu nâng cao trình độ lao động.
  • Lao động chân tay như hoạt động nông nghiệp, chăm sóc cây cối, công nhân xây dựng công trình, lao động sản xuất oto,…
  • Lao động trí óc như: Hoạt động Marketing, Báo chí, thiết kế, xây dựng phần mềm, sản xuất thuốc,…
  • Lao động nghệ thuật như: Hoạt động của ca sĩ, nghệ sĩ, nhạc sĩ, các nghệ nhân, họa sĩ,…
  • Lao động ngành dịch vụ như: Nhân viên khách sạn, nhân viên nhà hàng, nhân viên lễ tân, nhân viên phục vụ,…
Vốn hiện vật
  • Vốn hiện vật là yếu tố vốn tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất như xoay vòng vốn, mua hàng hóa, mua vật dụng sản xuất, chi phí mặt bằng, mua thiết bị, trả lương cho lao động, mua vật tư,…
  • Vốn tư nhân: Là yếu tố của sản xuất và tư liệu sản xuất.
  • Là khoản vốn mà chủ doanh nghiệp đăng ký hợp pháp với cơ quan đăng ký kinh doanh.
  • Vốn tư nhân phục vụ cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Nguyên liệu
  • Các nguyên liệu phục vụ cho quá trình sản xuất ra sản phẩm.
  • Mỗi ngành nghề, sản phẩm kinh doanh sản xuất sẽ có những nguyên liệu khác nhau.
  • Nguyên liệu ngành chế biến: Thủy hải sản, nông sản, lâm sản,…
  • Nguyên liệu ngành xây dựng: xi măng, gạch, đá,…
  • Nguyên liệu ngành khách sạn: Phòng khách sạn, các dịch vụ,…
  • Nguyên liệu ngành công nghệ: Máy móc, linh kiện công nghệ,sản xuất kim loại

Các khái niệm về sản xuất

Nhà máy sản xuất nhôm
Nhà máy sản xuất nhôm
Khái niệm Phân loại
Khu sản xuất
  • Khu sản xuất là khu vực được thiết kế riêng nhằm phần loại các ngành sản xuất khác nhau.
  • Giúp nhà nước dễ dàng hơn trong việc quản lý, kiểm tra hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, công ty khi sản xuất sản phẩm,…
  • Khu vực 1: nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản.
  • Khu vực 2: khai thác mỏ, công nghiệp chế tạo, xây dựng.
  • Khu vực 3: khu vực ngành dịch vụ.
Chi phí sản xuất
  • Chi phí sản xuất là số tiền các doanh nghiệp, công ty dùng để chi mua các yếu tố đầu vào.
  • Chi phí mua các thiết bị, dụng cụ phục vụ cho quá trình sản xuất.
  • Chí sản xuất nhằm phục vụ cho mục đích tạo ra sản phẩm, đem đến nguồn doanh thu lớn, ổn định kinh doanh cho doanh nghiệp.
  • Chi phí dựa theo tính chất kinh tế: chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí nhân công, chi phí phát sinh, chi phí nguyên vật liệu, chi phí khấu hao tài sản cố định, …
  • Chi phí dựa theo mục đích sử dụng: chi phí sản xuất chung, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp.
  • Chi phí dựa theo sản phẩm hoàn thành, mối quan hệ với khối lượng công việc: định phí và biến phí.
  • Chi phí dựa theo phương pháp tập hợp chi phí vào các đối tượng chịu chi phí: chi phí gián tiếp, chi phí trực tiếp.
Loại hình sản xuất
  • Là biểu hiện trình độ chuyên môn hóa của nơi làm việc.
  • Loại hình sản xuất thể hiện đặc tính của tổ chức kỹ thuật, tổng hợp trong sản xuất.
  • Được quy định bởi số chủng loại, trình độ chuyên môn, tính ổn định,…
  • Loại hình sản xuất hàng lớn
  • Loại hình sản xuất hàng đơn chiếc
  • Loại hình sản xuất hàng loạt
  • Loại hình sản xuất theo dự án
Quản lý sản xuất
  • Quản lý sản xuất là hoạt động kiểm tra, kiểm soát hoạt động, lên kế hoạch giám sát kinh doanh cho đơn vị sản xuất, doanh nghiệp, xí nghiệp,..
  • Giám sát tiến độ hoạt động sản xuất hàng hóa nhằm đảm bảo sản xuất hàng hóa đúng hạn để cung ứng ra thị trường.
  • Giám sát đảm bảo chất lượng, tiêu chuẩn hàng hóa.
  • Triển khai kế hoạch nhằm đào tạo, tuyển dụng nhân sự phục vụ mục đích sản xuất,…
  • Đánh giá năng lực sản xuất.
  • Hoạch định nhu cầu về nguyên vật liệu.
  • Quản lý giai đoạn sản xuất.
  • Quản lý chất lượng sản xuất.
Quá trình sản xuất
  • Quy trình sản xuất là việc thực hiện các công đoạn cần thiết, đúng tiêu chuẩn và chất lượng để tạo nên một sản phẩm.
  • Quy trình sản xuất kết hợp giữa máy móc và thiết bị thủ công để “cho ra lò” những sản phẩm hoàn thiện.
  • Sản xuất tập trung vào sản phẩm: sử dụng tốt nhất khi sản xuất ít sản phẩm và đã được chuẩn hóa.
  • Sản xuất tập trung vào quy trình: sử dụng tốt nhất khi sản xuất ra nhiều loại sản phẩm với số lượng nhỏ.

Như vậy, sản xuất đóng vai trò rất quan trọng trong cuộc sống, bao gồm nhiều lĩnh vực sản xuất khác nhau đảm bảo nhu cầu, cung ứng các sản phẩm đến thị trường kịp thời. 

Xem thêm: Sơ đồ quy trình sản xuất may mặc 

Hãy tiếp tục theo dõi  các bài viết tiếp theo của CNSG để hiểu sâu hơn về sản xuất, các ngành sản xuất quý độc giả nhé!

Logo Công ty TNHH Công nghiệp Sài Gòn

Được thành lập từ năm 2010, Công ty TNHH Công Nghiệp Sài Gòn (CNSG) đã có nhiều năm kinh nghiệm trong nghành công nghiệp thiết bị nâng hạ, là đối tác của các doanh nghiệp và tập đoàn lớn trong nước như: Vingroup, Viettel,.., Các sản phẩm và dịch vụ của chúng tôi được ủy quyền và nhập khẩu trực tiếp từ các nhà máy sản xuất nên có mức giá cực kỳ ưu đãi dành cho khách hàng.