Hằng ngày, sữa đậu nành vẫn được dùng làm đồ uống rất thơm ngon, chứa nhiều vitamin, acid amin là thức uống bảo vệ sức khỏe của cả gia đình, vậy quy trình để sản xuất sữa đậu nành được thực hiện thế nào? Có các máy móc thiết bị nào hỗ trợ và cần lưu ý điều gì khi uống sữa đậu nành? Tất cả sẽ được CNSG giải đáp ngay dưới bài viết này!
Quy trình công nghệ sản xuất sữa đậu nành
Chuẩn bị nguyên liệu
Bước chuẩn bị nguyên liệu đóng vai trò rất quan trọng quyết định đến chất lượng, độ ngon sau khi sản xuất sữa đậu nành.
Nguồn nguyên liệu đậu nành được lựa chọn phải là những hạt đậu có kích thước lớn, bề mặt hạt bóng, không bị hư hỏng.
Những hạt đậu nành bị mốc, thối sẽ ảnh hưởng đến hương vị đậu nành của cả 1 quy trình, tạo ra chất lượng sản phẩm sữa đậu nành bị đánh giá kém khi trở thành hàng tiêu dùng cung ứng cho khách hàng.
Xem thêm: Quy trình sản xuất áo thun chất lượng
Rửa đậu nành
Đậu nành sau khi được lựa chọn hàng loạt ở bước chuẩn bị nguyên liệu khi sản xuất đậu nành sẽ chuyển sang máy rửa nguyên liệu.
Quy trình tự động hóa của máy móc sẽ đảm bảo rửa đậu nành lên đến hàng tạ, hàng tấn đậu nành mà không cần đến lao động ở bước rửa, giúp tiết kiệm chi phí nhân công vận hành.
Xem thêm: Quy trình sản xuất sữa chua
Xay đậu nành
Nguyên liệu sau khi đã rửa sẽ được chuyển đến máy xay đậu nành tự động, máy xay sẽ thực hiện chức năng xay nghiền để tạo thành những hạt bột siêu mịn.
Nấu sữa đậu nành
Sau khi có được bột đậu nành nhỏ như mong muốn sẽ tiến hành nấu sữa đậu nành trong bể chứa có đảm bảo tiệt trùng và quản lý chặt chẽ để dây chuyền sản xuất sữa đậu nành hoạt động bình thường.
Thêm đường để tăng hương vị
Để hương vị sữa đậu nành thơm ngon, dễ uống hơn đậu nành sau khi nấu chín sẽ được thêm đường tùy vào yêu cầu sản xuất và nhu cầu sử dụng của khách hàng.
Máy trộn sẽ hỗ trợ bước thêm đường để hòa tan hoàn toàn đường và sữa đậu nành.
Loại bỏ dư lượng thừa
Quá trình nấu sữa đậu nành và thêm đường thường sẽ có dư lượng thừa là những bột giấy đã đun sôi hoặc các hạt đường quá lớn.
Các nhà máy sản xuất sữa thường sẽ tiến hành loại bỏ dư lượng thừa và sử dụng máy trao đổi nhiệt dạng tấm để tăng nhiệt độ sữa đậu nành.
Khử trùng, đóng gói thành phẩm
Sữa đậu nành sau khi được nấu chín sẽ đưa đến thiết bị làm lạnh khử trùng để kéo dài thời gian bảo quản.
Sau khi được khử trùng, sữa sẽ được đóng gói và tiếp tục vận chuyển các thùng hàng sữa đậu nành bằng xe nâng hàng để đảm bảo an toàn, sữa không bị bể, vỡ, tiết kiệm thời gian di chuyển đến kho lạnh bảo quản trước khi xuất ra thị trường.
Những lưu ý khi uống sữa đậu nành
Sữa đậu nành phải nấu thật kỹ trước khi uống
Theo các nghiên cứu, sữa đậu nành có thể dẫn đến buồn nôn, gây nhiễm độc, nôn, đau bụng, tiêu chảy, cùng các triệu chứng khác vì trong sữa đậu nành sống có chứa thành phần “saponin” nguy hiểm.
Trong sữa đậu nành sống cũng chứa chất chống trypsin làm dạ dày bị giảm tiêu hóa protein, chỉ khi được đun nóng ở nhiệt độ 100°C, những chất này mới có thể tiêu hủy và đảm bảo tối đa an toàn vệ sinh thực phẩm khi dùng.
Không pha sữa đậu nành với đường nâu
Trong đậu nành có chứa nhiều Protein, khi kết hợp cùng với các axit hữu cơ có trong đường nâu sẽ sản xuất ra một số chất bất lợi làm phá hủy chất dinh dưỡng có sẵn trong sữa đậu nành.
Không uống sữa đậu nành với trứng
Trong sữa đậu nành có chất trypsin đặc biệt, khi kết hợp cùng Protein có trong trứng sẽ làm giảm giá trị dinh dưỡng, ảnh hưởng đến sức khỏe người uống.
Không được uống cùng với thuốc
Những loại thuốc kháng sinh như erythromycin không nên uống chung thời điểm với sữa đậu nành vì chúng thường đối kháng với nhau, có nguy cơ gây nên các phản ứng hóa học và tác dụng phụ bất lợi cho sức khỏe.
Thời gian tốt nhất để uống thuốc kháng sinh là sau khi uống sữa đậu nành khoảng 1 giờ trở lên.
Không nên để sữa trong bình giữ nhiệt
Trong bình giữ nhiệt thường là điều kiện nhiệt độ lý tưởng để sữa đậu nành ủ ấm cho vi sinh vật phát triển, sau khoảng 3-4h chất lượng sữa đậu nành sau quá trình sản xuất sữa đậu nành sẽ bị giảm sút đáng kể.
Máy móc trong quy trình công nghệ sản xuất sữa đậu nành
Băng chuyền rửa |
|
Bồn ngâm |
. |
Thiết bị nghiền ướt |
|
Thiết bị gia nhiệt |
|
Thiết bị lọc |
|
Thiết bị bài khí |
|
Thiết bị tiệt trùng |
|
Thiết bị chiết rót đóng chai |
|
Thiết bị chiết rót đóng hộp |
|
Thiết bị đóng túi Aspetic tiệt trùng |
|
Các thiết bị khác |
|